Bình Thuận hướng đến trở thành Trung tâm năng lượng quốc gia

Cùng với dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind thì dự án điện khí LNG Kê Gà vừa qua đã được Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030 tầm nhìn 2045, điều này sẽ góp phần đưa Bình Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng quốc gia.    

Tại cuộc họp trực tuyến với tỉnh Bình Thuận vào ngày 23/7 vừa qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương và giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu đưa dự án điện khí LNG Kê Gà vào Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 (gọi tắt là Quy hoạch điện 8) để trình Chính phủ trong tháng 08/2020. Thủ tướng cho rằng, cùng với Vĩnh Tân, thì việc phát triển điện khí và điện năng lượng tái tạo sẽ giúp Bình Thuận là một trong những Trung tâm năng lượng quốc gia.

Dự án điện khí LNG Kê Gà được Công ty Đầu tư và Quản lý Energy Capital Việt Nam (ECV) và UBND tỉnh ký Bản ghi nhớ đầu tư tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Bình Thuận 2019. Liên doanh nhà đầu tư gồm ECV (Mỹ), Tập đoàn KOGAS (Hàn Quốc) và Tập đoàn Excelerate (Mỹ). ECV cũng đang hợp tác với Exelon (NASDAQ: EXC) – công ty sản xuất năng lượng sạch lớn nhất Mỹ - trong việc phát triển và vận hành dự án. Dự án có công suất thiết kế 3.600 MW với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD dự án được đặt tại xã Tân Thành và Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (gần mũi Kê Gà), đường dây truyền tải được nhà đầu tư đề xuất xây dựng và dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2028.

binh thuan huong den tro thanh trung tam nang luong quoc gia
Phối cảnh dự án nhà máy điện khí LNG Mũi Kê Gà với mô hình FSRU

Theo thông tin của nhà đầu tư và hồ sơ đã nộp, đây là dự án nhận được sự ủng hộ chính thức của Chính phủ Mỹ. Qua đó, đại sứ quán Mỹ đã 02 lần gởi công hàm tới Bộ Công Thương vào năm 2019. Ngoài ra, trong tháng 03/2020, công hàm riêng từ Thứ trưởng Bộ Thương Mại Mỹ cũng đã được chuyển đến lãnh đạo Bộ Công Thương. Tháng 07/2020, Bộ trưởng Bộ Năng Lượng Mỹ cũng đã gởi yêu cầu Phó thủ tướng Phạm Bình Minh ủng hộ việc nhanh chóng đưa dự án vào quy hoạch phát triển điện quốc gia hiện hành.

Theo kế hoạch, dự án chia làm 03 giai đoạn trong đó giai đoạn 1 với công suất 1.200 MW dự kiến hoàn thành vào năm 2024 với tổng chi phí khoảng 1,8 tỷ USD. Nguồn nguyên liệu LNG phục vụ sản xuất được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Theo hồ sơ nhà đầu tư đã nộp cho Bộ, banngành thì nguồn lực tài chính cho triển khai dự án đã sẵn sàng, ECV đã ký hợp đồng pháp lý với Deutsche Bank làm cố vấn tài chính và thu xếp cho khoản vay lên đến 1,5 tỷ USD cho giai đoạn 1 .

“Với sự phát triển ổn định của ngành điện hơn 60 năm vừa qua và kinh nghiệm quản trị rủi ro của nhóm nhà đầu tư, chúng tôi cam kết thực hiện dự án theo đúng chủ trương của Chính phủ hiện nay và chia sẻ rủi ro của dự án tại Việt Nam thành những rủi ro tại những quốc gia hàng đầu khác trên thế giới thông qua các hợp đồng bảo hiểm”, đại diện phía ECV cho biết.

Về hình thức đầu tư, phía các nhà đầu tư đề xuất dự án theo hình thức BOO (IPP) nhằm giảm yêu cầu về bảo lãnh chính phủ qua đó có thể đẩy nhanh tiến độ của dự án.

Bên cạnh đó, vị trí khu vực bờ biển nhà đầu tư đã thỏa thuận với tỉnh Bình Thuận cho dự án LNG Mũi Kê Gà nằm trên cùng khu vực bờ biển với dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind nên theo đề xuất của đơn vị tư vấn thì cả 02 nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ sử dụng chung hệ thống đấu nối vào trạm 500 kV.

Đánh giá về tầm quan trọng của dự án điện khí LNG Kê Gà trong phát triển kinh tế xã hội của Bình Thuận ông Nguyễn Ngọc Hai- Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khẳng định – Dự án điện khi LNG Kê Gà là một dự án hết sức tiềm năng, dự án gồm một nhà máy điện khí và một kho cảng nổi cách bờ biển khoảng 5 km trên diện tích mặt biển khoảng 2 km2. Chúng tôi đã lắng nghe 03 lần và cũng đã thẩm định kiểm tra rất kỹ cả về vấn đề đất đai cũng như các vấn đề hàng hải, dân sinh trên bờ. Nếu dự án được đưa vào thực hiện sẽ giúp Bình Thuận phát huy được thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội, từng bước đưa Bình Thuận trở thành một Trung tâm năng lượng quốc gia.

binh thuan huong den tro thanh trung tam nang luong quoc gia
Kho nổi hóa khí ngoài khơi (FSRU) do Excelerate- thành viên nhóm đầu tư đã phát triển và đang vận hành tại Brazil
binh thuan huong den tro thanh trung tam nang luong quoc gia
Thiết kế hệ thống neo và hệ thống ống chìm cung cấp khí cho nhà máy điện từ FSRU

“Sau khi Thủ tướng chấp thuận dự án trên bổ sung vào quy hoạch, Bình Thuận sẽ phối hợp với các bộ ngành Trung ương để xem xét điều chỉnh các quy hoạch và điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế gắn kết với phát triển các lợi thế của địa phương để Bình Thuận trở thành Trung tâm năng lượng quốc gia tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế lâu dài và bền vững”, ông Nguyễn Ngọc Hai nhấn mạnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc phát triển nhiệt điện sử dụng nhiên liệu LNG được đánh giá là sạch và có hiệu suất rất cao, chi phí vận hành, bảo trì thấp hơn so với nhà máy nhiệt điện than; chế độ vận hành linh hoạt, có khả năng điều tần. Do đó, các ảnh hưởng của nhà máy đến môi trường, cảnh quan du lịch, an sinh xã hội được giảm thiểu và được kiểm soát chặt chẽ.

Đến thời điểm hiện nay (23/7) và cuối năm 2020, Bình Thuận đã có trên 6.077 MW điện, năm 2019 Bình Thuận cũng đã sản xuất và đưa lên lưới quốc gia 26 tỷ kWh và phấn đấu năm 2020 con số này sẽ đạt 32.000 kWh.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng gần 65% vị trí cột

Đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng gần 65% vị trí cột

Theo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúc móng được 663/1.177 vị trí cột, công tác dựng côt tiến hành khẩn trương.
EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.
Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Đối với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), khách hàng có thể mua trực tiếp điện từ đơn vị sản xuất thông qua lưới điện quốc gia hoặc đường dây riêng.
EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ đề xuất của Ukraine về việc tăng công suất nhập khẩu điện từ Mạng lưới vận hành hệ thống truyền tải điện châu Âu (ENTSO-E).
Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 2-Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 2-Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Tình hình nắng nóng ngày càng phức tạp, nhất là ở miền Nam, cùng với các giải pháp đảm bảo cấp điện, công tác tiết kiệm điện đang được quyết liệt triển khai.

Tin cùng chuyên mục

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Việc xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh.
Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Theo Bộ Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ, sau thời gian ồ ạt mua dầu giá rẻ từ nước ngoài, gần đây nước này đã bắt đầu giảm nhập khẩu dầu.
Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Dự báo năm 2024 có khả năng xảy ra khô hạn kéo dài trong các tháng mùa khô tại miền Nam, ngành điện đã và đang quyết liệt triển khai phương án đảm bảo cấp điện.
NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

Nhằm đảm bảo cấp điện trong mùa khô 2024, NPTS đã chủ động phối hợp với các PTC để thực hiện thí nghiệm định kỳ, xử lý khiếm khuyết trên lưới truyền tải.
Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Ngay sau khi nhận được kiến nghị của chủ đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Cam Ly tại TP. Đà Lạt, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc chỉ đạo gỡ khó.
Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh với Australia

Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh với Australia

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh.
Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Chỉ còn 1 tháng rưỡi nữa là đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống phải hoàn thành đóng điện nhưng hiện vẫn còn nhiều vướng mắc giải phóng mặt bằng.
Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Sau 20 năm thực thi Luật Điện lực, hệ thống điện Việt Nam đã phát triển vững chắc. Thành quả này có đóng góp quan trọng của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó có điện khí, Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tại Việt Nam.
Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Trong 3 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có sự tăng trưởng tích cực với doanh thu tăng 19%.
Trà Vinh: Đề xuất đầu tư nhà máy điện rác trên 3.000 tỷ đồng

Trà Vinh: Đề xuất đầu tư nhà máy điện rác trên 3.000 tỷ đồng

Một doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư xây dựng nhà máy điện rác xử lý 500 tấn/ngày, tổng mức đầu tư khoảng 3.000 – 3.500 tỷ đồng tại tỉnh Trà Vinh.
Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Phải xử lý dứt điểm vướng mắc tại Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong tháng 4/2024

Phải xử lý dứt điểm vướng mắc tại Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong tháng 4/2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Đồng Nai và các đơn vị liên quan tập trung xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 & 4 trong tháng 4/2024.
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt thì việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện khí LNG được xem là một hướng đi đột phá toàn cầu.
PC Sơn La: Nâng cao khả năng ứng phó mất điện trên diện rộng

PC Sơn La: Nâng cao khả năng ứng phó mất điện trên diện rộng

PC Sơn La diễn tập sự cố, đảm bảo cung ứng điện, ứng phó với những bất lợi và diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời gian tới.
Tiền Giang: Đặt mục tiêu tiết kiệm 5% tổng số điện năng tiêu thụ trong năm

Tiền Giang: Đặt mục tiêu tiết kiệm 5% tổng số điện năng tiêu thụ trong năm

Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang đề nghị các sở, ngành phải triển khai kế hoạch tiết kiệm điện, đảm bảo tối thiểu tiết kiệm 5% tổng điện năng tiêu thụ trong năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động