Thứ năm 05/12/2024 09:38

Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh trong tháng 11/2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê tỉnh /chu-de/tinh-binh-thuan.topic, tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tháng 11 có mức tăng cao. Bên cạnh ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản truyền thống có đơn đặt hàng ổn định, những ngành hàng chủ lực khác như giày dép, may mặc, túi xách, hạt điều,… cũng có sự tăng trưởng cao.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trong tháng ước tăng gần 14% so với tháng trước và tăng 60% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng gần 5% so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 17%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng gần 90%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng hơn 3%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng đầu năm 2024 tăng hơn 10%. Ảnh: Cục Thống kê Bình Thuận

Tính chung 11 tháng năm 2024, IIP tăng hơn 10% so với cùng kỳ. Trong đó ngành khai khoáng giảm gần 4%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng gần 7%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng khoảng 13%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7%.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tháng tiếp tục được duy trì ổn định, các hoạt động xúc tiến đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh. Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý trong tháng ước đạt hơn 540 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với tháng trước và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 3.500 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm trước và đạt gần 70% so với kế hoạch năm.

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý trong tháng 11 của Bình Thuận ước đạt hơn 540 tỷ đồng. Ảnh: Cục Thống kê Bình Thuận

Trong tháng 11, trên địa bàn tỉnh có 2 dự án được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký 389 tỷ đồng; 1 dự án điều chỉnh; 2 dự án khởi công; 4 dự án đi vào hoạt động; 2 dự án chấm dứt hoạt động; lũy kế 11 tháng năm 2024 có 18 dự án được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích đất 186 ha, tổng vốn đăng ký hơn 5.100 tỷ đồng; có 20 dự án điều chỉnh; 14 dự án khởi công xây dựng; 15 dự án đi vào hoạt động kinh doanh và 23 dự án thu hồi.

Tình hình thương mại trong tháng tăng trưởng nhẹ so với tháng trước. Các doanh nghiệp chủ động xây dựng chương trình khuyến mãi với nhiều nội dung, hình thức đa dạng phù hợp với ngành hàng kinh doanh của mình nhằm kích cầu tiêu dùng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ trong tháng 11 đạt gần 10.000 tỷ đồng, tăng gần 2% so với tháng trước và tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt hơn 6.300 tỷ đồng, tăng so với tháng trước và tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ trong tháng 11 đạt gần 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Cục Thống kê Bình Thuận

Doanh thu lưu trú, ăn uống và lữ hành trong tháng ước đạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng gần 5% so với tháng trước và tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu các ngành dịch vụ khác trong tháng ước đạt 1.300 tỷ đồng, tăng gần 2% so với tháng trước và tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trước.

So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá nhẹ, bao gồm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; may mặc, mũ nón và giày dép; hàng hóa và dịch vụ khác; hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; thiết bị và đồ dùng gia đình; văn hóa, giải trí và du lịch; thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông và giáo dục tăng nhẹ; riêng nhóm hàng giao thông giảm 0,2%.

Theo Cục Thống kê Bình Thuận, giá lương thực, thực phẩm, giá gas, giá điện tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng nhẹ 0,4% so với tháng trước; tăng hơn 2% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 của Bình Thuận tăng 0,4% so với tháng trước. Ảnh: Cục Thống kê Bình Thuận

Về hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa trong tháng có nhiều thuận lợi, tăng so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng nông sản, sản phẩm gỗ, giày dép, hàng hóa khác có mức tăng khá. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực thủy sản sau nhiều tháng giảm nay đã tăng trở lại so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt hơn 82 triệu USD, tăng gần 12% so với tháng trước và tăng hơn 37% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó nhóm hàng thủy sản ước đạt hơn 28 triệu USD, tăng hơn 15% so với tháng trước và tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản ước đạt 2,8 triệu USD, tăng hơn 12% so với tháng trước và tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng hóa khác ước đạt hơn 51 triệu USD, tăng gần 10% so với tháng trước và tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 710 triệu USD tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng thủy sản đạt hơn 200 triệu USD tăng hơn 5%; nhóm hàng nông sản đạt hơn 20 triệu USD tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm trước (riêng thanh long tăng hơn 37%); nhóm hàng hóa khác đạt hơn 485 triệu USD tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước.

Tiểu Kết
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa