Thứ ba 05/11/2024 21:22

Bình Dương: Quy hoạch phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực

Nhằm lắng nghe ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các Bộ ngành Trung ương và địa phương về những giải pháp đột phá phát triển Bình Dương, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, ngày 23/2, UBND Bình Dương phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng chiến lược quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Nguy cơ là địa phương đầu tiên đối mặt với bẫy thu nhập trung bình

Theo UBND Bình Dương, sau 25 năm tái lập tỉnh, Bình Dương đã đạt được những bước tiến quan trọng và đang đóng góp nhiều hơn trong tăng trưởng chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, Bình Dương cùng TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đóng góp hơn 91,7% tổng thu ngân sách của Vùng và 37% tổng thu ngân sách cả nước. Riêng Bình Dương đóng góp khoảng 10% của Vùng và 4% cả nước.

Ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư tỉnh ủy Bình Dương, phát biểu tại hội thảo

Năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Song đến nay, Bình Dương đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, sản xuất kinh doanh nhanh chóng được khôi phục và có nhiều điểm sáng. Bình Dương đạt và vượt 21/32 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Theo đó, GRDP tăng 2,62%, đây là mức tăng trưởng tích cực nhất trong tứ giác kinh tế phía Nam. Kim ngạch xuất khẩu chiếm 24,6% cả Vùng và 10% cả nước. Đáng chú ý, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được 2,7 tỷ USD, lũy kế đến nay Bình Dương thu hút được 37,7 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh).

Hiện nay, Bình Dương từ vùng đất có thu nhập thấp đã trở thành vùng đất có thu nhập trung bình cao (GRDP bình quân đầu người đạt hơn 152 triệu đồng năm 2021), thách thức của Bình Dương trong việc tránh sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn thu nhập trung bình để bước vào giai đoạn phát triển có thu nhập cao là rất lớn. Đặc biệt, với nguy cơ là địa phương đầu tiên trên cả nước phải đối mặt với bẫy thu nhập trung bình để chuyển mình trở thành vùng đất có thu nhập cao.

Quy hoạch phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ

Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đã có nhiều gợi ý mô hình tăng trưởng, giải phát đột phá cũng như đề xuất về định hướng chiến lược quy hoạch của Bình Dương gia đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, chuyên gia, Bộ ngành Trung ương và địa phương

Theo Ban chỉ đạo lập quy hoạch Bình Dương, nội dung của Khung định hướng quy hoạch Bình Dương trong giai đoạn tới phải vượt qua được bẫy thu nhập trung bình theo chiến lược 6 trụ cột, gồm: Tránh bẫy phát triển gián đoạn thông qua phát triển có tính kế thừa; tránh bẫy năng suất thông qua phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo; tránh bẫy đô thị hóa thông qua phát triển tích hợp; tránh bẫy môi trường sinh thái thông qua phát triển bền vững; tránh bẫy Phụ thuộc thông qua phát triển đa phương và tránh bẫy bất bình đẳng thông qua phát triển đồng đều.

Tham luận "Một số gợi ý về chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Bình Dương", TS.Nguyễn Ngọc Hiếu - Đại học Việt Đức cho rằng, Bình Dương cần sáng tạo giá trị mới, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm công nghiệp, hệ sinh thái nhóm ngành dịch vụ chủ lực. Đồng thời tiếp cận chuyển đổi không gian vùng, công nghệ mới, nhu cầu mới chuyển đổi sản xuất, dịch vụ sáng tạo...

Trong khi đó, đề xuất phương pháp luận cho quy hoạch Bình Dương, PGS. TS. Nguyễn Hồng Thục - Viện nghiên cứu Định cư (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh, quy hoạch và thực tiễn phải song hành với nhau, trong quá trình xây dựng quy hoạch, Bình Dương cần lồng ghép các quy hoạch chuyên ngành để thực hiện quy hoạch được linh hoạt hơn.

PGS. TS. Nguyễn Hồng Thục - Viện nghiên cứu Định cư (Đại học Quốc gia Hà Nội), trình bày tham luận tại hội thảo

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục cũng chỉ ra những lợi thế rất thuận lợi của Bình Dương để phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp, trong đó, vị trí địa lý đóng vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Bình Dương. Đồng thời đề xuất 6 trụ cột và mục tiêu phát triển mà quy hoạch tỉnh Bình Dương cần quan tâm như: Phát triển kế thừa, phát triển đổi mới sáng tạo, phát triển tích hợp, phát triển xanh, phát triển mở và phát triển tổng thể.

“Bình Dương cần xác lập các mục tiêu chiến lược dài hạn để dẫn hướng phát triển tổng thể, xác lập các không gian phát triển, đi sâu về tiềm năng, cơ hội và những thách thức của Bình Dương có thể gặp phải và chiến lược bứt phá lên thành tỉnh có thu nhập cao (12.000 USD/người/năm)” - PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục gợi ý .

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư tỉnh ủy Bình Dương đánh giá cao sự đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lập quy hoạch Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để đảm bảo phát huy được vai trò, vị thế của Bình Dương luôn là một trong những địa phương phát triển năng động nhất của khu vực phía Nam và cả nước. Qua đó, xây dựng Bình Dương phát triển thịnh vượng, đô thị văn minh, giàu đẹp, thông minh.

Bí thư tỉnh ủy Bình Dương đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo lập quy hoạch tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành tiếp tục thảo luận, nghiên cứu cùng các chuyên gia tích cực tham gia hoàn thiện bản quy hoạch. Trong đó, định hướng chiến lược quy hoạch phải đảm bảo sự tương thích, tính thống nhất, liên kết, đồng bộ với quy hoạch cấp vùng. Đồng thời vừa phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực các địa phương trong tỉnh, vừa đáp ứng các nhu cầu trong hiện tại, vừa tạo nền tảng phát triển cho các thời kỳ tiếp theo.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Dương

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương