Thứ bảy 09/11/2024 01:33

Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Pháo M65 là vũ khí do Mỹ chế tạo và có đủ sức mạnh san phẳng cả thành phố chỉ với một phát bắn.

Trong Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ đã phát triển nhiều cách để sử dụng vũ khí hạt nhân tiêu diệt đối phương, bao gồm một loại pháo kéo được chế tạo vào đầu những năm 1950 có thể bắn ra một quả đạn hạt nhân có sức nổ ngang bằng quả bom nguyên tử đã tàn phá Hiroshima.

Vào đầu những năm 1950, có 20 khẩu M65 được sản xuất, với chi phí 800 nghìn USD mỗi chiếc vào thời điểm đó. M65 được biên chế vào một số đơn vị pháo binh mặt đất của quân đội Mỹ.

Đến tháng 5/1953, hai khẩu pháo được đưa tới khu thử nghiệm Frenchman Flat, tại Nevada để thử nghiệm. Trong số hai khẩu pháo được đem đi thử nghiệm, chỉ có một khẩu được khai hỏa trong cuộc thử nghiệm hạt nhân có tên Knothole. Khẩu còn lại được dùng để dự phòng.

M65 là loại pháo lớn nhất của quân đội Mỹ, có thể bắn cả các đầu đạn thông thường và hạt nhân. Có cái tên ban đầu là “Able Annie” (Annie mạnh mẽ) trước khi đổi thành “Atomic Annie” (Annie nguyên tử), đây là một cỗ pháo cỡ nòng 280 mm, có tầm bắn hơn 32 km.

Tại cuộc thử nghiệm, một quả đạn pháo hạt nhân có sức công phá 15 kiloton, tương đương quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, đã được bắn đi ở cự ly 11,2 km, tạo thành một cột khói hình cây nấm, và thổi bay mọi nhà cửa, xe cộ, vật dụng trên khu thử nghiệm.

Loại đạn được M65 sử dụng là W9 có đường kính 280 mm, dài 1,39 m và nặng 390 kg. Nó chứa 50 kg uranium được làm giàu ở cấp độ vũ khí.

Pháo M65 được thiết kế dựa trên mẫu đại bác đường sắt K5 280 mm từng được quân đội phát xít Đức triển khai để oanh tạc các khu vực binh sĩ Mỹ đổ bộ tại Italy trong Thế chiến II. Những khẩu pháo này khi đó được người Đức gọi là “Anzio Annie”.

Với trọng lượng khoảng 85 tấn, khẩu pháo M65 cần đến hai xe vận tải để di chuyển. Pháo M65 được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị cho quân đội những vũ khí hạt nhân chiến thuật mạnh hơn vũ khí thông thường nhưng không tạo ra sự hủy diệt quá lớn như vũ khí hạt nhân chiến lược.

Vào tháng 10/1953, M65 xuất hiện ở châu Âu. Nó có mặt ở Đức như một phần vũ khí hạng nặng của tiểu đoàn pháo binh dã chiến 868 Mỹ. Sau đó, pháo hạt nhân M65 cũng có mặt ở Hàn Quốc. Vào thời điểm đó, M65 được coi là công cụ uy lực thực sự để áp đảo trong chiến tranh.

Tuy nhiên, pháo M65 có nhược điểm là quá lớn và cồng kềnh nên khó che giấu, khó vận chuyển bằng máy bay, buộc phải tháo rời các bộ phận và dùng tàu để chở bằng đường biển đến nơi tập kết, sau đó đưa lên tàu hỏa và lắp ráp lại tại căn cứ.

Vào năm 1963, pháo hạt nhân M65 bị loại ra khỏi biên chế sau khi các đạn pháo hạt nhân nhỏ hơn sử dụng trên pháo thông thường 155 mm và 203 mm ra đời.

Kết quả, M65 trở thành khẩu pháo hạt nhân đầu tiên và cuối cùng được chế tạo bởi quân đội Mỹ. Số phận của những hệ thống M65 biên chế trong quân đội Mỹ cũng khác nhau. Một số được phá hủy và chế tạo lại. Trong khi 7 khẩu M65 được bảo quản trong bảo tàng.

Bình Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất thông minh

Tin cùng chuyên mục

BlueWhale - ‘bóng ma biển cả’ mới của Hải quân Đức

Colibri - ''cánh tay nối dài'' của Pháp trong cuộc chiến ở Ukraine

Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

'Thần Hercules' - niềm tự hào của quân đội Mỹ bất ngờ rơi vào tay Nga

'Bóng ma' trên bầu trời của Nga và những ẩn số chưa được khám phá

Sức mạnh mới của Su-27: Ukraine tích hợp bom chính xác đối đầu với Nga

Cực nóng: Chiến đấu cơ F-16 Ukraine lần đầu bắn hạ Su-34 của Nga trên bầu trời

Quân đội Mỹ tiết lộ UAV bay ở tầng bình lưu có thể hoạt động liên tục hàng tháng trời

Thứ gì làm 'siêu xe tăng' Leopard 2 của Đức 6 lần 'gục ngã' ở Ukraine?

Ukraine thêm loạt máy bay không người lái, robot tối tân vào 'vòng chiến’

Anh có thể giao cho Ukraine vũ khí laser bắn trúng mục tiêu nhỏ như 1 đồng xu ở khoảng cách 1km

‘Răng rồng’ là gì mà NATO rải khắp biên giới phía đông giáp Nga?

Ukraine độ ‘chiến thần’ Toyota Land Cruiser thành xe bọc thép hạng nhẹ, 200 mã lực

Lữ đoàn 2.300 lính tinh nhuệ Pháp nhận đào tạo cho Ukraine có gì đặc biệt?

Mỹ - Nhật hợp tác sản xuất ‘siêu tên lửa’ AIM-120 tiếp lực cho Ukraine

Bất chấp chiến sự ở Ukraine, Nga sắp chuyển giao 'siêu pháo đài' phòng không cho Ấn Độ

Cuộc chiến ở Ukraine: Nga thúc đẩy sử dụng ‘trí thông minh bầy đàn’ cho drone

Vũ khí quân sự: Israel cung cấp ‘lá chắn điện tử’ mới giúp Ukraine ứng phó tên lửa Nga

Chương trình tàu ngầm hạt nhân Mỹ ‘lâm nguy’, Trung Quốc được đà tăng tốc

Vũ khí quân sự: Nga để ‘lộ mánh’ đối phó UAV cho lực lượng Ukraine