Thứ tư 07/05/2025 21:17

Bến Tre: Lần đầu tiên tập huấn livestream bán hàng cho doanh nghiệp, người dân

Hòa mình vào "dòng chảy" công nghệ, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cần chú trọng đến kênh livestream bán hàng, tạo cơ hội tăng trưởng doanh thu.

Ngày 15/5, Sở Công Thương /chu-de/tinh-ben-tre.topicphối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức lớp tập huấn thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre với chủ đề “Kỹ năng kinh doanh và ứng dụng các công cụ, giải pháp hiệu quả trong thương mại điện tử”.

Tại lớp tập huấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được đại điện của 2 đơn vị tổ chức cung cấp nhiều thông tin quan trọng về thương mại điện tử Việt Nam. Đồng thời, phổ biến pháp luật trong thương mại điện tử, các hành vi vi phạm và quy định về thủ tục đăng ký, thông báo; phương thức livestream trên các nền tảng và các bước chuẩn bị cho livestream bán hàng.

Đồng thời, giới thiệu một số nền tảng, giải pháp hỗ trợ phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Các kỹ năng tiếp cận khách hàng trên livestream; xây dựng chiến lược livestream bán hàng; các nội dung chuyên sâu để tạo ra doanh thu lớn; trí tuệ nhân tạo (AI), các ứng dụng trong công việc và thương mại điện tử.

Ông Nguyễn Văn Niệm - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bến Tre - nhấn mạnh: "Mua sắm trực tuyến dần quen thuộc với nhiều người, giúp bán hàng đa kênh trở nên phổ biến, trong đó, có xu hướng mua hàng kết hợp giải trí qua các cuộc phát sóng trực tiếp (livestream). Không chỉ riêng các doanh nghiệp, hiện nay, các cơ sở sản xuất nhỏ, tiểu thương, tổ chức, cá nhân cũng tập bán hàng trên nền tảng mạng xã hội và bước đầu mang về kết quả nhất định".

Ông Nguyễn Văn Niệm - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bến Tre - phát biểu. Ảnh: Trung Trí

Bên cạnh đó, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử nói riêng và quản lý doanh nghiệp nói chung cũng được xem như một nhân tố góp phần thay đổi lớn cách thức vận hành của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao nhận thức và chấp hành các quy định pháp luật về thương mại điện tử cũng rất quan trọng. “Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh do không tìm hiểu các quy định pháp luật trên lĩnh vực thương mại điện tử nên không thực hiện việc đăng ký/thông báo website thương mại điện tử với cơ quan quản lý (Bộ Công Thương), cũng như thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, dẫn đến vi phạm pháp luật và có thể bị phạt tiền không đáng có”, ông Niệm khuyến cáo.

Đồng Lê
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?