Thứ sáu 09/05/2025 23:03

Bất động sản công nghiệp: "Bánh ngon" không dành cho tất cả

Bất động sản (BĐS) công nghiệp được coi như "miếng bánh ngon" mà nhiều nhà đầu tư mong muốn. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận BĐS công nghiệp không hề dễ dàng, đặc biệt với doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa.

Báo cáo cạnh tranh trong lĩnh vực BĐS công nghiệp tại Việt Nam", do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) thực hiện, vừa công bố cho thấy, đến thời điểm hiện tại, miền Bắc có khoảng 63,5 nghìn ha đất công nghiệp được đưa vào quy hoạch với 238 khu, cụm công nghiệp đã hoạt động và đang được xây dựng. Năm 2021, đánh dấu sự bùng nổ của thị trường BĐS công nghiệp miền Bắc, với tỷ lệ lấp đầy đạt mức cao và thu hút nhiều DN hơn.

Báo cáo cũng chỉ ra đặc điểm quan trọng để phát triển BĐS công nghiệp là: Tiềm lực vốn của nhà đầu tư tương đối cao để đảm bảo vốn đầu tư theo yêu cầu của khu phát triển trong giai đoạn đầu; thời gian chiếm dụng vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tư dài hơn BĐS nhà ở và BĐS thương mại, đặc điểm này đã trở thành rào cản gia nhập đối với DN nhỏ và vừa không đủ vốn. Ngoài ra, quy mô đầu tư của BĐS công nghiệp thường từ vài tỷ đến vài trăm tỷ, vốn đầu tư, quản lý và vận hành cũng đa dạng, thời gian hoàn vốn đầu tư có thể kéo dài đến hơn chục năm, nếu năng lực không đủ, sẽ xảy ra tình huống đứt quỹ.

Ảnh minh họa

Hầu hết DN phát triển về BĐS cho rằng, hai vấn đề lớn mà họ đang phải đối diện đó là vốn và khả năng tiếp cận dự án của DN. Hơn thế, thị trường BĐS công nghiệp hiện tại khác xa rất nhiều 10 - 15 năm trước, đã phát triển xu hướng xây dựng hoàn thiện sẵn nhà kho, nhà xưởng rồi mới cho thuê, hoặc cho thuê kho bãi... chứ không chỉ làm hạ tầng như trước đây. Bên cạnh đó, BĐS công nghiệp tại Việt Nam đang có nhiều thách thức trong liên kết với chuỗi cung ứng, kho bãi, trong khi giao thông mới chỉ ở giai đoạn đầu. Song song đó, những thách thức về nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài; thủ tục xuất nhập khẩu còn nhiều điểm vướng.

Giới chuyên gia cho rằng, tham gia thị trường BĐS công nghiệp vẫn là một cuộc cạnh tranh khó bình đẳng và sòng phẳng. Hoạt động của BĐS công nghiệp cần có sự tham gia của chủ đầu tư có năng lực nhất định. Vì thế, DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ, sẽ yếu thế hơn so với các DN lớn, DN siêu lớn trong gia nhập thị trường BĐS công nghiệp nhiều tiềm năng như Việt Nam.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu- Bài 1: Tràn lan ‘cài cắm' điều khoản trái luật

Izumi City: Kênh tích sản an toàn trong bối cảnh kinh tế 2025

Giá biệt thự, liền kề Hà Nội tăng: Nhà đầu tư cẩn trọng

Thị trường căn hộ chung cư 2025 chuyển mình mạnh mẽ

Bất động sản Đan Phượng: Điểm sáng vùng ven Hà Nội

Du lịch sôi động, bất động sản nghỉ dưỡng đón cơ hội

Thanh Hóa đón sóng đầu tư, bất động sản tăng tốc

Van Phuc City - Công trình tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Giải mã công thức “3T bất bại” của quỹ căn Boutique Gate

Gia Lâm: Từ 'cửa ngõ' thành 'tâm điểm' đầu tư mới

Căn hộ giá 2 tỷ ở Hà Nội: "Tưởng không dễ mà dễ không tưởng"

Giao dịch đất thổ cư Hà Nội giảm, thị trường giằng co kéo dài

Đi tìm không gian sống cho những gia đình đa thế hệ

Ruby Tree Golf Villas – thiên đường nghỉ dưỡng tại Đồ Sơn

Chung cư Hà Nội đang trên đà giảm giá?

Bất động sản ven Hà Nội bứt phá nhờ đại đô thị

Dự án bất động sản QMS TOP TOWER mở bán đợt cuối

Chủ tịch Sunshine Group Đỗ Anh Tuấn: 'Chúng tôi không chạy theo phong trào'

Thời điểm tính giá đất BT Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Văn Phú - Invest lần thứ 3 liên tiếp lọt Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín