Thứ hai 25/11/2024 15:32

Base Enterprise: Tiền cổ đông đã mất, gánh thêm 59,4 tỷ đồng âm vốn

Được kỳ vọng sẽ bùng nổ sau khi “về một nhà” với FPT nhưng Base Enterprise lại cho thấy bộ mặt trái ngược khi thua lỗ triền miên khiến tiền cổ đông mất.

“Bom tấn” công nghệ một thời

Tối 4/5/2021, thị trường tài chính và công nghệ “rúng động” trước “bom tấn” mang tên Base Enterprise. Đó là thời điểm FPT, tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam chính thức công bố khoản đầu tư chiến lược của mình vào Base.vn - nền tảng quản trị doanh nghiệp phổ biến nhất Việt Nam.

Giá trị thương vụ không được tiết lộ nhưng thị trường đánh giá đây là thương vụ M&A “bom tấn”. Sau khi ký kết, sẽ sở hữu cổ phần đa số tại Base.vn của Công ty cổ phần Base Enterprise, nơi ông Phạm Kim Hùng nắm chức vụ CEO (tại thời điểm đó) và cũng là nhà sáng lập.

Sự hợp tác này, theo công bố của hai bên, là sẽ “cộng hưởng sức mạnh hai bên để thúc đẩy hoàn thiện hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện cho 800.000 doanh nghiệp Việt Nam”.

Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bìnhđã nói “sẽ tạo mọi điều kiện để Hùng và Base phát triển nhanh nhất có thể”.

Cái bắt tay của ông lớn số 1 về công nghệ và một start-up nhiều tiềm năng càng được chú ý hơn khi khẳng định “Hợp lực chuyển đối số vì một Việt Nam hùng cường”.

Hai năm sau khi Base Enterprise “về một nhà” với FPT, giá trị thương vụ vẫn chưa từng được hé lộ. Chỉ biết rằng, tại ngày 31/12/2023, tỷ lệ sở hữu của FPT tại Base Enterprise tăng từ 79,99% cuối năm 2022 lên 89,99%. Tỷ lệ biểu quyết là 99,98%.

Hồi cuối năm 2023, vốn điều lệ của Base Enterprise chỉ là hơn 3,7 tỷ đồng. Như vậy, giá trị theo vốn lệ mà FPT góp vào Base Enterprise là 3,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị thị trường không được tiết lộ.

Ngoài Base Enterprise, tập đoàn FPT còn sở hữu một thương hiệu nữa mang tên Base. Đó là công ty Base Platform Pte. Base Platform Pte có trụ sở ở Hà Lan, do FPT nắm giữ 100% vốn.

Hai năm sau khi Base Enterprise “về một nhà” với FPT, giá trị thương vụ vẫn chưa từng được hé lộ. (Ảnh: Chụp màn hình)

Tiền cổ đông đã mất, gánh thêm 59,4 tỷ đồng âm vốn

Sau 2 năm Base Enterprise “về một nhà” với FPT, số lượng khách hàng doanh nghiệp của Base Enterprise tăng mạnh mẽ. Nếu trước thềm thâu tóm, Base Enterprise có 5.000 khách doanh nghiệp thì hiện tại, con số này đạt 9.000 đơn vị.

Dù có tốc độ tăng trưởng 80% sau 2 năm nhưng thành tựu này vẫn rất xa so với mục tiêu 800.000 doanh nghiệp mà cả hai đã đặt ra tại thời điểm sáp nhập.

Nhờ số lượng khách hàng được cải thiện, trong 2 năm gần đây, doanh thu của Base Enterprise đã vượt con số trăm tỷ đồng, nhưng bức tranh tài chính công ty vẫn chưa sáng sủa hơn.

Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 của Base Enterprise đạt 168 tỷ đồng, tăng 27 tỷ đồng, tương đương 191% so với năm 2022. Doanh thu cải thiện nhưng công ty lại bất ngờ lỗ 3,5 tỷ đồng dù năm trước lãi 736 triệu đồng.

Nguyên nhân khiến Base Enterprise tăng doanh thu nhưng lại thua lỗ chính là việc các chi phí bị đẩy lên cao. Trong năm 2023, chi phí bán hàng tăng 32,4 tỷ đồng, tương đương 41,8% lên 110 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 25,8 tỷ đồng lên 33,1 tỷ đồng.

Chi phí tăng nhanh khiến Base Enterprise thua lỗ, từ đó khiến “bom tấn công nghệ” một thời gánh lỗ lũy kế lên đến 95,3 tỷ đồng. Với vốn điều lệ chỉ hơn 3,7 tỷ đồng, Base Enterprise đã âm vốn chủ sở hữu 63,1 tỷ đồng tại ngày 31/12/2023. Tình trạng âm vốn diễn ra từ khá lâu. Hồi cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu Base Enterprise âm 59,6 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ngay cả khi âm vốn chủ sở hữu, Base vẫn được vinh danh. Tại lễ trao Giải thưởng Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) diễn ra hồi tháng 10/2023, Base.vn được trao giải là Doanh nghiệp xuất sắc châu Á, trở thành nền tảng quản trị doanh nghiệp tiên phong của Việt Nam chiến thắng hạng mục này.

Theo giới thiệu, hạng mục “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích kinh doanh tốt với đội ngũ nhân sự giỏi, sở hữu lượng khách hàng ổn định và trung thành trong thời gian dài, có năng lực đổi mới, vận hành và phát triển bền vững.

Base Enterprise thành lập ngày 2/8/2016 với ngành nghề chính là “Lập trình máy vi tính”. Ông Phạm Kim Hùng từng là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật công ty. Tuy nhiên, kể từ 18/5/2023, ông Nguyễn Thượng Tường Minh thay thế “ghế nóng” này của ông Phạm Kim Hùng.

Hoàng Quyên
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn FPT

Tin cùng chuyên mục

CEO Vương Long gỡ video sai sự thật về Laura Coffee

Hộp thư bạn đọc ngày 14/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Hoa Nhất; bãi xe phường Yên Sở

Hải Phòng: Chủ hàng ăn khám…răng, loạn nha khoa không phép

Công ty TNHH Hamachi Việt Nam 'vô tư' rao bán xe điện Durable thuộc diện cấm lưu thông?

Thấy gì từ trang web Công ty Nhật Hưng bán 1 tấn bò khô '4 không'?

Vụ lô đất gần 7 tỷ đồng thiếu 58m2 ở Hà Nội: Người trúng đấu giá đất có được trả lại tiền?

Người dùng liên tiếp phàn nàn về chất lượng, website bán xe điện Hokido bất ngờ 'bốc hơi'

Hải Phòng: Người dân khốn khổ sống trong chung cư xuống cấp

Hộp thư bạn đọc ngày 7/11: Tổng cục Hải quan phản hồi thông tin; phản ánh liên quan GFDI

Người dùng phản ánh xe điện Hokido kém chất lượng, nhiều nghi vấn về nguồn gốc, xuất xứ

Quản lý thị trường Hà Nội xử phạt cơ sở bán vàng Như An Diamond sau phản ánh của Báo Công Thương

Thanh Hóa: Người dân lo ngại ô nhiễm môi trường khi quy hoạch khu xử lý rác tại xã Yên Lạc

Hộp thư bạn đọc ngày 31/10: Phản ánh về Công ty TNHH Tốp Tên, trang Facebook Phan Thủy Tiên

Tuyên Quang: Kiên quyết xử lý Công ty Hồng Phát làm trang trại nuôi lợn đổ đất thải trái phép

Hà Nội: Trúng đấu giá lô đất gần 7 tỷ đồng, phát hiện bị thiếu 58m2

Mua căn hộ chung cư Phương Đông Green Park, người dân bất an vì dự án vướng loạt sai phạm

TikToker Phan Thủy Tiên lại vướng lùm xùm quảng cáo mỹ phẩm trái quy định

Hà Nội: Mua căn hộ Hado Parkside giá tiền tỷ, cư dân mòn mỏi đợi sổ hồng

Vụ 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu: Phan Thủy Tiên lên tiếng

Hộp thư ngày 24/10: Phản ánh về cửa hàng Owen, mỹ phẩm Kahanna, quán Bar 1900