“Sứ giả kinh tế” trong tiến trình hội nhập quốc tế

Bài 4: Phát huy hơn nữa vai trò của Thương vụ trong khuyến nghị chính sách và kết nối thị trường

Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã phát huy tốt vai trò cầu nối, đóng góp quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta.
Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha là "sợi chỉ vàng" nối doanh nghiệp Việt với nhà nhập khẩu sở tại Thương vụ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp giữ uy tín của ngành thủy sản Việt Nam với thị trường Singapore Bài 2: Kết nối, khai thác hiệu quả các cơ hội thị trường

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở quán triệt phương châm ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, ngành Công Thương nói chung và hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nói riêng đã vượt qua nhiều thách thức, tổ chức các hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước, đảm bảo "dòng chảy" thương mại thông suốt giữa Việt Nam với các nước.

"Cụm ăng-ten" thu phát thông tin từ thị trường nước sở tại

Những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta liên tục đạt tăng trưởng cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5 năm 2018 - 2022, tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu bình quân của Việt Nam đạt 11,3%/năm. Trong giai đoạn kinh tế thế giới và trong nước chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động xuất, nhập khẩu tuy suy giảm nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng dương.

Tuy nhiên, sang năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; nhu cầu hàng hóa thế giới và một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc EU, ASEAN, Nhật Bản sụt giảm; thương mại và đầu tư toàn cầu tiếp tục thu hẹp; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng đã khiến nhiều quốc gia tăng trưởng chậm lại.

Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 không đạt được như kỳ vọng. Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Tuy nhiên, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm trước.

Trong tháng 5/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,62 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,2%; nhập khẩu tăng 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ ước tính xuất siêu 8,01 tỷ USD.

Bài 4: Phát huy hơn nữa vai trò của Thương vụ trong khuyến nghị chính sách và kết nối thị trường
Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta liên tục đạt tăng trưởng cao

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, một số yếu tố đã và đang thúc đẩy sự hồi phục của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa như: Kết quả của chủ trương hội nhập quốc tế, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam thông qua đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới...

Cùng với đó, Chính phủ đã có sự vào cuộc mạnh mẽ với nhiều giải pháp hỗ trợ toàn diện cho nền kinh tế. Với vai trò là cơ quan chủ trì trong quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã sớm nhận diện những khó khăn, rủi ro từ các thị trường xuất khẩu để tham mưu, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu.

Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều thách thức đặt ra cho ngành Công Thương, công tác xúc tiến thương mại tiếp tục được xác định là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả, góp phần cải thiện 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.

Đặc biệt, Bộ Công Thương luôn tìm cách để phát huy tối đa vai trò của hệ thống các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài - một kênh trao đổi thông tin trực tiếp, thống nhất và nhanh nhất giữa các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cả nước trong việc chủ động nghiên cứu, đánh giá thị trường và các cơ chế chính sách mới về kinh tế, thương mại, đầu tư của nước sở tại.

Thông qua Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, thời gian qua hệ thống Thương vụ đã kịp thời cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ với các địa phương, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng, phát triển, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng, đẩy mạnh xuất khẩu.

Bài 4: Phát huy hơn nữa vai trò của Thương vụ trong khuyến nghị chính sách và kết nối thị trường
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2024

Thời gian qua, hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức hàng trăm hội nghị kết nối giao thương nhằm tìm đầu ra cho hàng xuất khẩu của nước ta. Đáng chú ý, thông qua các hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Công Thương tổ chức định kỳ hằng tháng kể từ tháng 7/2022 đến nay, hệ thống Thương vụ Việt Nam tại 176 thị trường nước ngoài đã cập nhật thông tin mới nhất về tình hình hợp tác đầu tư, thương mại giữa doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài, các chính sách, quy định mới của nước sở tại về hoạt động xuất, nhập khẩu để các doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh hoạt động.

Ghi nhận những đóng góp của các Thương vụ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Trong bối cảnh các hình thức thương mại đã thay đổi, không chỉ đơn giản là kết nối bán hàng, các cán bộ Thương vụ là những "đại sứ kinh tế" của đất nước, là "cụm ăng-ten" để thu phát các thông tin từ chính sách của nước sở tại.

"Từ các thông tin Thương vụ cung cấp góp phần khuyến nghị chính sách và đề xuất phản ứng chính sách để bảo đảm quyền lợi của đất nước trong quan hệ kinh tế đối với nước ngoài, đặc biệt là chống lại sự đứt gãy của nguồn cung cả về vật liệu hàng hóa trong bối cảnh thế giới đã thay đổi. Như vậy, vai trò của Thương vụ cũng phải thay đổi", Bộ trưởng yêu cầu

Xây dựng, mở rộng, củng cố thị trường nước ngoài

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam không ngừng lớn mạnh và phát triển. Nhiều doanh nghiệp Việt đã và đang vươn ra thế giới, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đưa những sản phẩm "Made in Vietnam" đến với người tiêu dùng toàn cầu.

Vươn ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt đón nhận nhiều cơ hội lớn, song cũng không ít thách thức và rủi ro, bởi mỗi nước đều có những thể chế chính trị, chính sách kinh tế, phong tục tập quán, văn hóa, ngôn ngữ khác nhau. Đó là còn chưa kể đến những rủi ro đến từ vận tải, tỷ giá… và đặc biệt, năng lực đầu tư của đa số doanh nghiệp Việt chưa cao. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị tốt, cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi từ phía Nhà nước.

Từ thực tiễn đó, nhiều cơ quan thương vụ đã phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại cập nhật thông tin thị trường cho doanh nghiệp thông qua các bản tin thị trường; tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp.

Với sự hỗ trợ từ hệ thống Tham tán thương mại tại các nước, sự hiện diện của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng mở rộng. Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại đã hỗ trợ doanh nghiệp "chắn chân" tại thị trường Liên bang Nga, các nước Đông Âu, tăng cường hoạt động tại thị trường Myanmar, Lào, Campuchia, một số nước Trung Đông và châu Phi, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ vào thị trường các nước nói trên; xúc tiến đẩy mạnh hoạt động thương mại, đầu tư; nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam.

Bài 4: Phát huy hơn nữa vai trò của Thương vụ trong khuyến nghị chính sách và kết nối thị trường
Chuối Việt Nam được bày bán tại siêu thị Lotte ở Hàn Quốc.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An cho rằng chuối "đang rất rộng đường xuất khẩu".

"Tức là thị trường có, nhưng phải biết cách để chuối có mặt ở thị trường các nước, được lên kệ. Hiện giờ chuối Việt Nam đang ký với Hàn Quốc một số ưu đãi nên người ta cũng tìm đến Việt Nam để mua chuối nhiều hơn. Vấn đề lớn là cần vượt qua, cần đặt ra với chuối xuất khẩu là nắm tiêu chuẩn để vào thị trường khó tính", ông Huy phân tích.

Ông Huy chia sẻ thêm đối với thị trường Hàn Quốc, họ kiểm soát dư lượng hóa chất trên chuối rất gắt, còn Nhật Bản ngoài việc kiểm soát dư lượng hóa chất họ còn yêu cầu có nhật ký sản xuất, nông nghiệp hữu cơ. Riêng thị trường Trung Quốc kiểm soát về con rệp và dư lượng bảo vệ thực vật...

"Chúng ta cần nắm các điều kiện để từ đó đưa chuối Việt Nam vào các thị trường này dễ dàng. Đó cũng là cách tạo thành "nếp" để chuối Việt Nam xuất khẩu an toàn với các thị trường. Chúng tôi đã được hưởng lợi hỗ trợ trong chuyến xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc khi chúng tôi tìm kiếm thị trường từ sự thông tin, kết nối của Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc", ông Huy nói.

Bài 4: Phát huy hơn nữa vai trò của Thương vụ trong khuyến nghị chính sách và kết nối thị trường
Ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro)

Một doanh nghiệp khác cũng đã "xuất khẩu thương hiệu" thành công là Hapro. Ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro) cho biết, Hapro có thị trường trên 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, mỗi năm xuất khẩu hơn 100 triệu USD.

Thị trường của Hapro rộng khắp nhưng thực tế vẫn có những thị trường chính, thị trường chiến lược, chủ lực và những thị trường ngách. Trong đó, EU là một trong những thị trường chiến lược của Hapro khi chiếm tới trên 30% thị phần.

Ông Tuấn kể lại những ngày đầu "mang chuông đi đánh xứ người": "Nói đến đi xúc tiến thương mại tại Tây Ban Nha, người ta chủ yếu đến các điểm như Madrid hay Barcelona. Nhưng khi tôi sang đến đó, anh Nguyễn Đức Thương - khi ấy là Tham tán Thương mại Việt Nam tại Tây Ban Nha - có trao đổi với tôi nên tổ chức một buổi giao thương tại Sevilla - một tỉnh phía nam Tây Ban Nha, cách Madrid tới 400km - và mời các doanh nghiệp cùng tham gia.

Sau này, khi khách hàng ký hợp đồng với chúng tôi, họ nói rằng một doanh nghiệp dám sang đến khu vực đó để xúc tiến thì cũng là doanh nghiệp có uy tín như thế nào mới được Thương vụ hỗ trợ tổ chức hội nghị giao thương, đứng ra giới thiệu thì chắc chắn là có bảo chứng, nên họ chấp nhận mua những lô hàng đầu tiên để thử xem uy tín của doanh nghiệp thế nào".

Theo lãnh đạo Hapro, rõ ràng vai trò của người đại diện thương mại và đại diện ngoại giao ở nước ngoài rất quan trọng. "Và đó là sự hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp chúng tôi để có thể thâm nhập được thị trường", ông Tuấn khẳng định.

Tương tự, bà Huỳnh Thị Ngọc Diệp - đại diện Công ty CP Đường Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, hiện sản phẩm của Công ty Đường Quảng Ngãi đã xuất khẩu đến rất nhiều thị trường trên thế giới.

"Bên cạnh sự chủ động nỗ lực của doanh nghiệp trong tìm kiếm và tiếp cận thị trường, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Bộ Công Thương, nhất là các đơn vị như Cục Xúc tiến thương mại, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để doanh nghiệp nắm được các chương trình xuất khẩu, quảng bá.

Tiêu biểu là chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc thông qua việc thông tin về thị trường và thủ tục xuất nhập khẩu khi vào thị trường tỷ dân này. Từ sự hỗ trợ này, chúng tôi rút ngắn đáng kể thời gian tiếp cận thị trường. Bởi doanh nghiệp không có mặt thường xuyên thị các thị trường xuất khẩu, sự hỗ trợ của các Tham tán Thương mại giúp chúng tôi tiếp cận thông tin nhanh hơn, chính xác hơn", bà Diệp chia sẻ.

Đưa ra kiến nghị, đại diện Công ty Đường Quảng Ngãi mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài thông qua thông tin về các thị trường xuất khẩu nhiều hơn, các chính sách xuất nhập khẩu ở thị trường sở tại để hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp hiệu quả hơn, đưa sản phẩm Việt Nam đến rộng rãi hơn với người tiêu dùng thế giới.

Đánh giá cao vai trò của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh khẳng định: Hệ thống Thương vụ đã thực hiện tốt vai trò đại diện và bảo vệ lợi ích quốc gia trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài. Các Thương vụ đóng góp tích cực vào việc xây dựng chính sách thương mại; tích cực tham gia các hoạt động đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; cung cấp nhiều thông tin thị trường, tổ chức giao thương, giúp các doanh nghiệp tiếp cận, thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

"Hệ thống các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã thực sự là cánh tay nối dài cho công tác quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Từ đó giúp gia tăng hiệu quả của công tác quản lý, điều hành", TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.

LOẠT BÀI: "Sứ giả kinh tế" trong tiến trình hội nhập quốc tế

Bài 1: Hành trình đưa hàng Việt vươn ra ''biển lớn''

Bài 2: Kết nối, khai thác hiệu quả các cơ hội thị trường

Bài 3: Bảo đảm quyền lợi của đất nước, doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế

Bài 4: Phát huy hơn nữa vai trò của Thương vụ trong khuyến nghị chính sách và kết nối thị trường

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Xem thêm