Hiệu quả “kép” từ trồng rừng gỗ lớn ở miền núi Nghệ An

Bài 2: Hiệu quả “kép” từ trồng rừng gỗ lớn

Trồng rừng gỗ lớn đang là hướng phát triển bền vững được nhiều người dân ở vùng miền núi Nghệ An thực hiện, ngoài hiệu quả kinh tế còn bảo vệ rừng tốt phòng hộ.
Bài 1: Dân có thu nhập, rừng được phủ xanh

Trồng rừng gỗ lớn đang là xu hướng phát triển bền vững được nhiều người dân ở vùng miền núi Nghệ An thực hiện, ngoài hiệu quả kinh tế còn bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.

Trồng rừng gỗ lớn để nâng cao giá trị

Tại huyện miền núi Quỳ Châu của tỉnh Nghệ An, việc triển khai trồng rừng gỗ lớn, có nhiều thuận lợi. Theo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳ Châu, hiện địa phương này có trên 21.600 ha rừng trồng và chủ yếu là keo nguyên liệu, tỷ lệ che phủ rừng là 77,06 %. Từ khi có chủ trương giao đất gắn với giao rừng, đã có 9.216 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích 40.665 ha. Trong đó có 2.886 ha rừng tại xã Châu Bình (huyện Quỳ Châu) được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC.

Bài 2: Hiệu quả “kép” từ trồng rừng gỗ lớn

Mục tiêu của tỉnh Nghệ An đến năm 2025, diện tích trồng rừng gỗ lớn, rừng trồng thâm canh sẽ chiếm 30% diện tích rừng trồng cả tỉnh

Ông Lương Anh Tuấn – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT cho biết, Quỳ Châu đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích trồng rừng nguyên liệu đạt trên 23.000 ha, trong đó đẩy mạnh trồng rừng thâm canh gỗ lớn với diện tích 7.000 – 8.000 ha. Huyện chủ trương xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng rừng gỗ lớn kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng và du lịch sinh thái để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Trong năm 2022, sẽ có 2.000 ha rừng tại các xã Châu Hạnh, Châu Hội và Châu Phong, được cấp chứng chỉ FSC; phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện đạt 8.000 ha.

Huyện miền núi Con Cuông – là một trong những địa phương có rừng lớn nhất tỉnh Nghệ An. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Con Cuông lên tới gần 164.600ha, chiếm gần 90% tổng diện tích đất tự nhiên, độ che phủ rừng đạt cao nhất tỉnh với 84,35% và hiện mỗi năm, toàn huyện trồng từ 1.500-1.800 ha rừng tập trung. Những năm gần đây, rừng sản xuất và rừng trồng cây gỗ lớn bản địa đang được nhiều đơn vị, hộ gia đình đầu tư mở rộng.

Tại Công ty lâm nghiệp huyện Con Cuông, đơn vị này hiện quản lý trên 9.000 ha rừng trồng, trong đó rừng sản xuất gần 6.200 ha. Đến nay, diện tích rừng gỗ lớn từ 8- 10 năm là 500 ha, trong đó 200 ha là đất khoán cho các hộ cán bộ công nhân của công ty đã nghỉ hưu; ngoài ra phần lớn diện tích khác cũng đang trong quá trình phát triển thành rừng gỗ lớn.

Ông Nguyễn Ngọc Lam – Giám đốc Công ty lâm nghiệp Con Cuông cho hay, mỗi năm đơn vị khai thác 30 – 40 ha, quay vòng theo chu kỳ. “Mặc dù có những rủi ro do thiên tai, gãy đổ do gió lốc, nguồn giống đảm bảo khá khó khăn, nhưng bù lại lợi ích kinh tế rất lớn. Từ năm thứ 6 trở đi chỉ còn tốn công bảo vệ, năng suất, chất lượng rừng lại tăng nhanh, giá bán cao. Nếu rừng trồng 5- 6 năm cho năng suất bình quân 70- 80 tấn/ha, thì nếu lưu cây thêm 3- 5 năm nữa, có thể thu 130 – 150 tấn/ha; giá gỗ non trồng 5 năm là 800.000 đến 1 triệu đồng/tấn, trong khi gỗ rừng già được thu mua với giá 1,5- 1,7 triệu đồng/tấn, lại không phải bóc mà bán cả vỏ luôn”- ông Lam cho biết thêm.

Về định hướng phát triển rừng gỗ lớn, ông Nguyễn Đình Hùng – Bí thư Huyện ủy Con Cuông cho biết: "Chúng tôi đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyển dần từ rừng nguyên liệu sang phát triển rừng gỗ lớn ở những vùng, những hộ gia đình có đủ điều kiện; tập trung phát triển các mô hình trồng rừng gỗ lớn và xây dựng một số mô hình phát triển lâm nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn FSC-CoC gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm mang bản sắc văn hóa bản địa, nâng cao giá trị sản xuất rừng trồng. Con Cuông là địa phương cấp huyện có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước, thì việc trồng rừng gỗ lớn sẽ phát huy giá trị to lớn này...".

Đã có những giải pháp căn cơ

Cùng với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, thì rừng sản xuất nếu được phát triển thành rừng gỗ lớn không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An, từ đầu năm 2022 đến nay, địa phương này có 10.288ha rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bên vững (FSC) trên tổng số 170.000 ha rừng nguyên liệu. Cụ thể tại xã Châu Bình (huyện Quỳ Châu) được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững 2.886 ha rừng keo, doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên (thị xã Hoàng Mai) 820 ha, huyện Yên Thành 1.980ha. Ngoài ra mới đây, huyện Quế Phong được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 837,2 ha lùng.

Bài 2: Hiệu quả “kép” từ trồng rừng gỗ lớn
Nghệ An đang hướng đến mục tiêu phát triển rừng và kinh tế rừng bền vững

Mục tiêu của tỉnh Nghệ An đến năm 2025, diện tích trồng rừng gỗ lớn, rừng trồng thâm canh sẽ chiếm 30% diện tích rừng trồng cả tỉnh.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Nghệ An đã thực hiện giải pháp đồng bộ từ khâu quy hoạch vùng trồng phù hợp; thực hiện tốt tuyên truyền, vận động nhân dân, doanh nghiệp và huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển kinh doanh gỗ lớn; các giải pháp kỹ thuật từ khâu chọn tạo giống, trồng chăm sóc, khai thác và chế biến; chính sách, chủ trương của nhà nước.

Cùng với đó tập trung phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng giống chất lượng cao để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng rừng trồng và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cả nước và trên thế giới. Tham mưu hủy bỏ các quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt nếu nhà đầu tư không thực hiện và có chính sách liên kết cụ thể với các hộ trồng rừng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An cũng cho biết, sẽ đầu tư cụm công nghiệp chế biến gỗ tập trung các doanh nghiệp chế biến gỗ nội ngoại thất xuất khẩu; các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành chế biến gỗ (như: sản xuất bulong, ốc vít, tay nắm cửa, bản lề…).

Đặc biệt, sẽ thành lập Hội chế biến gỗ và lâm sản Nghệ An làm cầu nối liên kết các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh và cả nước. Phấn đấu Nghệ An trở thành trung tâm chế biến gỗ lâm sản ngoài gỗ lớn nhất Bắc Trung bộ.

Theo ông Bạch Quốc Dũng – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An, sau 3 năm trồng và chăm sóc, cây mới thành rừng; và nếu thời gian lưu cây dài sẽ đảm bảo được chức năng che phủ, bảo vệ môi trường lâu dài, chống xói mòn đất tốt hơn so với những diện tích rừng kinh doanh chu kỳ ngắn; nhất là ở các huyện vùng núi cao, tác dụng này càng rõ rệt.

Trồng rừng gỗ lớn giúp phát triển đa dạng sinh vật, đảm bảo môi trường xanh, lưu giữ và bổ sung chất dinh dưỡng, bảo vệ đất đai, nguồn nước, hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn, góp phần chống sạt lở, lũ ống lũ quét vào mùa mưa bão. Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân, các chủ rừng tiếp tục phát triển rừng cây gỗ lớn, hướng tới mục tiêu phát triển rừng bền vững, góp phần chống xói mòn và tạo “lá chắn xanh” trong phòng chống thiên tai”, ông Bạch Quốc Dũng cho hay.

Đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có khoảng trên 10.000 ha rừng gỗ lớn có vai trò quan trọng nhưng việc phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đệ – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: “Cùng với chứng chỉ FSC, phát triển chế biến, thì thâm canh nâng cao chất lượng và số lượng gỗ đạt tiêu chuẩn bằng việc phát triển diện tích rừng gỗ lớn là nội dung quan trọng, bắt buộc phải làm để có thể phát triển kinh tế rừng của Nghệ An. Hiện tỉnh ta đề ra mục tiêu, đến năm 2025, diện tích trồng rừng gỗ lớn, rừng trồng thâm canh sẽ chiếm 30% diện tích rừng trồng cả tỉnh”.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Miền núi Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Sau nhiều tháng tăng liên tiếp, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của tỉnh Bắc Ninh giảm mạnh.
Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Bát Tràng là làng gốm truyền thống có tuổi đời gần 700 năm. Khu làng cổ Bát Tràng rộng 5,2ha với 23 nhà cổ, 16 nhà thờ họ được xây dựng bằng gạch Bát Tràng cổ.
Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Trong sáng 5/11, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có mưa lớn liên tục, cùng với lượng nước ở thượng nguồn đổ về khiến nhiều nơi bị ngập cục bộ, giao thông chia cắt.
Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Lực lượng chức năng TP. Đà Nẵng đã chủ động triển khai di dời khẩn cấp, kê cao tài sản giúp dân vùng rốn lũ Mẹ Suốt (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng).
Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Từ ngày 15 - 23/11/2024, tại thành phố Hòa Bình, sẽ diễn ra Tuần văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, trải nghiệm hấp dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Sáng nay 5/11, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

‘Rốn lũ’ đường Mẹ Suốt (TP. Đà Nẵng) nước đang dâng lên rất nhanh, lực lượng chức năng giúp dân kê cao đồ và sơ tán khẩn cấp người dân để đảm bảo an toàn.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

10 tháng, xuất siêu của Nam Định đạt 913 triệu USD, liệu địa phương có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD?
Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Tỉnh Thanh Hóa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng 205 lô “đất vàng” thuộc khu dân cư thuộc khu đô thị Đông Hương với số tiền hơn 354 tỷ đồng.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Mưa trắng trời, hàng loạt tuyến đường tại TP. Đà Nẵng ngập sâu, có nơi hơn nửa mét, lực lượng chức năng đã có mặt, phân luồng, đặt biển cấm đường nhiều nơi.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Một đám cháy lớn đã bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa nằm trên Đại lộ Lê Lợi, nhiều tài sản đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Bộ Công an vừa điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Chiều 4/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.
Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ninh đã và đang chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số, phát triển du lịch bền vững, qua đó nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên, nhiệm kỳ 2020-2025, cho ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động