Thứ năm 28/11/2024 15:48

Bài 1: Hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên nền tảng Tiktok

Hàng giả, hàng nhái đang trở thành 1 trong những vấn nạn nhức nhối của xã hội. Vi phạm hàng giả, hàng nhái trên nền tảng Tiktok ngày càng khó kiểm soát

Tiktok đang là mảnh đất màu mỡ đối với nhà bán lẻ hay doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác với những mặt hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hàng nhái, hàng giả tràn lan không kiểm soát

Hàng giả, hàng nhái đang trở thành một trong những vấn nạn nhức nhối của xã hội hiện nay. Các loại hàng này đi vào cuộc sống bằng nhiều con đường khác nhau với thủ đoạn ngày càng tinh vi, chủ yếu là giả, nhái những thương hiệu nổi tiếng. Do đó, việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý ngày càng gian nan, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có biện pháp mạnh tay, chế tài xử phạt nặng hơn nữa.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tiến hành tấn công mạnh vào những đường dây, ổ nhóm, tụ điểm kinh doanh hàng giả, hàng nhái nổi cộm, tuy nhiên vẫn chưa thể xử lý dứt điểm. Đối tượng kinh doanh thường sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi như cất giấu hàng khi có mặt cơ quan chức năng, bán qua không gian mạng, lưu trữ hàng hóa cùng nơi ở tại các khu chung cư cao cấp được kiểm soát chặt chẽ việc ra vào.

Bên cạnh đó, việc các nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ để nhiều đối tượng lợi dụng buôn bán hàng giả, hàng nhái.

Thực tế cho thấy, khi các chợ truyền thống bị lực lượng chức năng “sờ gáy”, các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái tìm cách thay đổi hình thức kinh doanh, đưa hàng lên tiêu thụ tại các sàn thương mại điện tử (TMĐT), nền tảngmạng xã hội.

Trong khi đó, trên sàn TMĐT, nền tảng mạng xã hội đang xảy ra tình trạng người bán đăng quảng cáo một đằng nhưng giao hàng một nẻo, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm cũng như khám xét nơi cất giữ tang vật của lực lượng chức năng.

Trước sự phát triển nhanh chóng của sàn TMĐT tại Việt Nam, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo nổi lên như những cái tên đình đám. Bên cạnh đó còn có một số nền tảng mạng xã hội được nhiều người quan tâm như Facebook, Instagram, Tiktok. Thế nhưng, bên cạnh thành công, tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng bày bán trên sàn thương mại điện tử này đang trở thành thực tế nhức nhối.

Sản phẩm của một số thương hiệu nổi tiếng tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến nguồn gốc, chất lượng khi có giá bằng 1/4 niêm yết chính hãng. Ảnh: Tiktok.

Cụ thể, trên nền tảng mạng xã hội Tiktok, chỉ cần gõ một từ khoá "túi xách Dior" hay "giày Nike", người dùng có thể tìm được rất nhiều kết quả với mức giá khác nhau đến từ các tiểu thương đăng ký bán hàng trên nền tảng này.

Thước đo chất lượng sản phẩm được cân đong đo đếm bằng số lượng người đã mua sản phẩm (do shop thống kê) và những bình luận, đánh giá của người đã sử dụng sản phẩm. Thế nhưng, những chỉ số trên nhiều khi lại là chiêu trò của Shop.

Điều đáng ngại, nhiều mặt hàng như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, túi xách - những mặt hàng dễ bị làm giả vẫn ngang nhiên bày bán trên Shopee mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Câu hỏi đặt ra, khi khách đặt mua sản phẩm, Tiktok chỉ đóng vai trò đơn vị trung gian hưởng % từ việc mua bán, rủi ro với khách hàng ai sẽ chịu trách nhiệm?

Nhiều gian hàng đăng bán thực phẩm chức năng nhưng mô tả sản phẩm không có cách sử dụng và thông tin sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Ảnh: Tiktok.

Đáng chú ý, người mua hàng có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm thực phẩm chức năng sản xuất cả trong và ngoài nước với mức giá ưu đãi trên nền tảng mạng xã hội Tiktok. Chỉ cần tra cứu cụm từ "thực phẩm chức năng" trên thanh tìm kiếm, khách hàng nhận được rất nhiều kết quả khác nhau. Thế nhưng, phần lớn cá nhân/đơn vị kinh doanh không công khai giấy tờ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Điều khoản chặt chẽ nhưng kiểm soát bằng 0?

Để kiểm chứng thông tin, phóng viên gõ cụm từ "trà giảm cân" trên nền tảng mạng xã hội Tiktok. Theo chính sách về các ngành bị cấm trong phần các hạn chế bổ sung, áp dụng cho các quốc gia trên Tiktok, Việt Nam bị cấm đối với các sản phẩm và dịch vụ giảm cân. Cụ thể, Thực phẩm chức năng để giảm cân/kiểm soát cân nặng (bao gồm thuốc giảm cân, thuốc ức chế sự thèm ăn, trà giảm cân/thải độc hoặc kẹo mút giảm cân) cùng các dịch vụ giảm cân như phẫu thuật giảm cân.

Tuy nhiên, chỉ với một cụm từ khoá "trà giảm cân", phóng viên nhận được vô số kết quả về mặt hàng này ở mục cửa hàng. Có thể kể đến như trà giảm cân Slimutea hộp 20 gói, trà giảm cân đêm Night Diet tea, giảm cân Slim tea, trà giảm mỡ bụng Genpi Orihiro 60 gói, trà giảm cân Minci Concept,...

Bên cạnh trà giảm cân, mặt hàng thực phẩm chức năng cũng được bán công khai tràn lan trên nền tảng mạng xã hội Tiktok. Đáng chú ý, trong phần mô tả sản phẩm của những mặt hàng này cũng không có dòng chữ "sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".

Quy định là vậy nhưng nhiều mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được đăng bán trên nền tảng Tiktok. Ảnh: Tiktok.

Chưa dừng lại ở đó, khi tra cứu cụm từ "túi xách Dior", phóng viên cũng nhận được vô số kết quả với các mức giá khác nhau. Đáng chú ý, sản phẩm này vi phạm quy định của Tiktok nhưng vẫn được rao bán công khai trên nền tảng này. Cụ thể, sản phẩm túi xách Dior là "sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu hoặc quyền khác của chủ sở hữu" và "hàng giả nhái". Câu hỏi đặt ra, thực tế kinh doanh đang diễn ra trên nền tảng mạng xã hội Tiktok có đi ngược lại với điều khoản công bố của nền tảng này?

Trước thực trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng len lỏi lên các trên nền tảng mạng xã hội gây ra hệ luỵ không nhỏ cho người tiêu dùng, mới đây, Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh (Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã yêu cầu tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử.

Theo đó, không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng thương mại điện tử, chủ yếu qua hoạt động chuyển phát, trang mạng, để quảng cáo, giới thiệu, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, chào bán sản phẩm hàng hóa nhập lậu.

Ngoài ra còn có các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn, chứng từ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo thương hiệu nổi tiếng, kém chất lượng, hàng hạn chế kinh doanh, hàng kinh doanh có điều kiện, hàng quá hạn sử dụng…

Nhiều trường hợp vi phạm ở quy mô lớn, tính chất phức tạp, nhiều đối tượng tham gia, số lượng tang vật là hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ lớn, có giá trị cao… xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chống hàng giả, hàng nhái khi tham gia mua, bán những mặt hàng này, không “tiếp tay” cho các đối tượng gây lũng đoạn thị trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng doanh thu, uy tín của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Bởi thực chất, trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái thì người tiêu dùng là một trong những mắt xích quan trọng. Nếu người tiêu dùng kiên quyết tẩy chay các loại hàng hóa này thì tổ chức, đối tượng vi phạm sẽ bị ngăn chặn đầu ra. Điều này không chỉ bảo vệ quyền lợi của chính người tiêu dùng mà còn góp phần giúp thị trường hàng hóa lưu thông lành mạnh.

daibieunhandan.vn
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... sẽ tham gia Online Friday 2024

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số