Thứ năm 28/11/2024 20:59

Bắc Giang tạo điều kiện, tăng thu hút đầu tư từ Trung Quốc

Trong các địa phương trên cả nước, Bắc Giang là một trong những địa phương thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ Trung Quốc.

Gia tăng dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc

Vài năm gần đây, dòng vốn từ các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam đang tăng mạnh. Riêng trong năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam khoảng 4,47 tỷ USD, tăng 77,6% so với năm 2022. Trong đó có 707 dự án mới, 179 dự án điều chỉnh vốn và 412 lượt góp vốn, mua cổ phần.

7 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài dẫn đầu về số dự án đăng ký mới vào Việt Nam với 540 dự án có tổng vốn đăng ký mới, đạt 1,22 tỷ USD. Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút dòng vốn FDI từ Trung Quốc như tình hình chính trị, an ninh ổn định, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dân số hơn 100 triệu dân với số lượng trung lưu tăng nhanh chóng. Chưa kể, Việt Nam có vị trí chiến lược, nằm ở “cửa ngõ” giao thương giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong các địa phương, Bắc Giang là một trong những địa phương thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ Trung Quốc. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, thời gian qua, Bắc Giang đặc biệt quan tâm đến công tác thu hút đầu tư, trong đó có nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.

Tính đến giữa tháng 7/2024, các nhà đầu tư Trung Quốc đứng thứ nhất về số vốn đăng ký đầu tư tại tỉnh Bắc Giang với hơn 6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của khối FDI toàn tỉnh; 35% giá trị xuất, nhập khẩu; giải quyết việc làm cho khoảng 200.000 lao động. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, chiếm trên 90% số dự án đầu tư của nhà đầu tư Trung Quốc trên địa bàn tỉnh, còn lại là dịch vụ hỗ trợ, xây dựng, bán buôn và bán lẻ.

Ông Liang Yang Hong, Tổng giám đốc Trung tâm Thương mại Quốc tế điện tử Trung Việt Trung cho biết: Bắc Giang có nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút dòng vốn FDI. Vì vậy, không chỉ dòng vốn FDI từ Trung Quốc, địa phương này còn thu hút rất nhiều dự án lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay một số quốc gia châu Âu khác.

Đồng thời, Bắc Giang có vị trí chiến lược, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn.

Bắc Giang thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn hơn nhờ một số lợi thế như: Điều kiện tự nhiên và hạ tầng, vùng đất Bắc Giang ít có thiên tai, giao thông rất thuận lợi kết nối với sân bay, cửa khẩu, cảng biển; lực lượng lao động lớn và có tay nghề; năng lực thực thi chính sách và đồng hành với nhà đầu tư luôn được đánh giá cao. Mọi khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư đều được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết. Với những vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Trung ương, Bắc Giang sẽ hỗ trợ, cùng doanh nghiệp tháo gỡ.

Cùng với bảo đảm hạ tầng cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, Bắc Giang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hải quan, thuế. Môi trường sản xuất, kinh doanh của Bắc Giang ngày càng hoàn thiện, đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương. Khi đầu tư tại tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt hỗ trợ Tập đoàn các thủ tục từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành đi vào sản xuất.

Bắc Giang đón dòng vốn mới

Vừa qua, Tập đoàn Sunwoda (Trung Quốc) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và dự kiến đầu tư dự án 300 triệu USD tại Bắc Giang. Hiện, Tập đoàn Sunwoda đã có xưởng sản xuất nhỏ tại Bắc Giang và có xu hướng mở rộng quy mô.

Tập đoàn Sunwoda(Trung Quốc) đầu tư muốn đầu tư dự án tại Bắc Giang (ảnh minh họa)

Hiện nay Bắc Giang đã khắc phục được tình trạng khó khăn về nguồn điện nhờ tỉnh đã đề nghị và được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa Bắc Giang vào danh sách địa bàn trọng điểm, ưu tiên cung ứng điện. Cùng đó, tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp trạm biến áp, hệ thống truyền tải điện đến các khu công nghiệp (KCN); phân bổ sản lượng điện ưu tiên cho KCN; có chính sách ưu tiên cấp điện cho những doanh nghiệp sản xuất quan trọng.

Cùng với bảo đảm hạ tầng cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, Bắc Giang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hải quan, thuế. Môi trường sản xuất, kinh doanh của Bắc Giang ngày càng hoàn thiện, đây là điều kiện thuận lợi cho DN đến đầu tư tại địa phương. Khi đầu tư tại tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt hỗ trợ Tập đoàn các thủ tục từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành đi vào sản xuất.

Ngọc Anh
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số