Bắc Giang: Chuyển đổi số để có đầu ra cho nông sản bền vững

Đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam vào đúng thời điểm nhiều địa phương thu hoạch nông sản. Khó khăn chồng chất khó khăn khi thị trường xuất khẩu thu hẹp, tiêu thụ trong nước chật vật. Trước bối cảnh đó, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch tìm giải pháp xúc tiến tiêu thụ bền vững cho nông sản địa phương.

Ông Phạm Công Toản - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang - đã có chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương xung quanh quanh vấn đề này.

Niên vụ 2021, Bắc Giang đã thành công xuất sắc khi trợ sức cho bà con vùng trồng tiêu thụ hết lượng vải thiều, trong đó nhiều đầu mối thu mua được kết nối qua kênh xúc tiến thương mại (XTTM) trực tuyến, thưa ông, yếu tố nào tạo nên thành công này?

Có thể nói rằng, vụ vải thiều năm 2021 của tỉnh Bắc Giang đã thành công trên mọi phương diện, cả về sản lượng lớn nhất từ trước tới nay đến giá bán ổn định suốt vụ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt, chúng tôi cũng thành công mở rộng được thị trường thông qua các kênh bán hàng hiện đại, mua sắm trực tuyến.

Trước đó, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, Bắc Giang là một trong những tâm dịch lớn của cả nước. Đứng trước hơn 200.000 tấn vải thiều chưa thể tiêu thụ, Bắc Giang đã tìm đến XTTM trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Thông qua hình thức này, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được trên 8.000 tấn vải. Cùng với phương thức truyền thống, thông qua sàn TMĐT, Bắc Giang cũng đã xuất khẩu được những lô vải thiều đầu tiên sang thị trường châu Âu trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn.

Bắc Giang: Chuyển đổi số để có đầu ra cho nông sản bền vững
Ông Phạm Công Toản- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang

Bên cạnh đó, nắm bắt được nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tăng trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, tỉnh Bắc Giang đã lựa chọn cả hình thức truyền thống và trực tuyến để kết nối với khách hàng, đẩy mạnh xúc tiến TMĐT.

Sở Công Thương Bắc giang đã tập trung xây dựng các kịch bản để thích ứng trong mọi tình huống. Theo đó, Bắc Giang đã chủ động đẩy mạnh xúc tiến nông sản qua TMĐT. Ngoài ra, Bắc Giang cũng đã kết nối với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để cùng chung tay hỗ trợ bà con tiêu thụ vải thiều. Sau đó, phối hợp với các tỉnh, địa phương để mở một tuyến logistics “luồng xanh” tiêu thụ nông sản mùa vụ tại thị trường nội địa trong bối cảnh dịch bệnh hết sức phức tạp. Tất cả những yếu tố này đã góp phần để tạo nên sự thành công cho vụ vải thiều Bắc Giang trong năm 2021.

Về phía địa phương, từ thực tế triển khai, đâu là những khó khăn Bắc Giang đã gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt động XTTM trực tuyến, tỉnh đã thực hiện những biện pháp gì để hoá giải và đạt thành công trong niên vụ vải thiều vừa qua, thưa ông?

Ngay khi được giao nhiệm vụ, chúng tôi đã lên kế hoạch tham mưu để tổ chức các chuỗi hội nghị XTTM trực tuyến nhằm giải quyết những khó khăn. Trong đó, chúng tôi xác định nền tảng để kết nối với khách hàng; các biện pháp hóa giải rào cản ngôn ngữ giữa các thị trường nước ngoài khi không thể giao tiếp trực tiếp; các phương thức kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó, một vấn đề khá khó khăn là việc làm cách nào để bà con nông dân có thể làm quen với hoạt động xúc tiến trực tuyến, do liên quan đến các hoạt động lần đầu bà con được tiếp xúc như chốt đơn hàng trực tuyến, cách sử dụng livestream, đóng gói hàng hóa… thì tất cả những điều này chúng tôi đều phải nhờ tới sự hỗ trợ của những sàn TMĐT về “cầm tay chỉ việc” chỉ dẫn bà con.

Song hành với các việc này, chúng tôi tổ chức thành lập 2 tổ công tác để trực giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất khẩu tại chỗ vì phần lớn vải thiều của Bắc Giang vẫn đang được xuất khẩu sang thị trường truyền thống là Trung Quốc. Đặc biệt, từ hoạt động XTTM trực tuyến lần này, bên cạnh những đối tác truyền thống, Bắc Giang cũng kết nối được với các đối tác mới, đối tác tiềm năng.

XTTM trực tuyến đã mở thêm một kênh tiêu thụ hàng hoá hữu hiệu, theo ông, cần có những giải pháp cũng như sự hỗ trợ như thế nào từ các cấp chính quyền giúp Bắc Giang khai thác hiệu quả hơn nữa hình thức XTTM này với nhiều loại nông sản khác, ngoài vải thiều trong tương lai?

Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 111-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, xác định mục tiêu tỉnh Bắc Giang sẽ vào trong Top 15 tỉnh có mức độ chuyển đổi số lớn nhất toàn quốc. Để cụ thể hóa điều đó, Bắc Giang phải đẩy mạnh phát triển kinh tế số, hoạt động TMĐT, xác định XTTM trực tuyến là một trong những nhiệm vụ phải thực hiện tốt để những sản phẩm của tỉnh Bắc Giang đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước nhiều hơn.

Theo đó, Bắc Giang sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến sự cần thiết của hoạt động TMĐT để các doanh nghiệp, người dân hiểu được quy định pháp luật về hoạt động TMĐT, các yếu tố liên quan đến tranh chấp thương mại, yếu tố chất lượng sản phẩm hàng hóa… những điều này càng phải làm kỹ càng tốt. Trong đó, xác định mỗi cán bộ triển khai hoạt động XTTM cần hiểu rõ hơn về TMĐT để tham mưu, hướng dẫn cho mọi người.

Bắc Giang: Chuyển đổi số để có đầu ra cho nông sản bền vững

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang xác định phát triển TMĐT gắn với hoạt động sản xuất của tỉnh, tức là sản phẩm của Bắc Giang sản xuất bây giờ không phải là truyền thống nữa mà là sản phẩm hàng hóa - là phải có thương hiệu, vừa để nhận diện trên thị trường, vừa để truy xuất nguồn gốc tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Cùng với đó, Bắc Giang cũng hỗ trợ các hợp tác xã, các doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà vườn mở gian hàng trên sàn TMĐT, để đưa sản phẩm lên sàn, có đơn hàng và bán được hàng nhằm tạo thành một phong trào thu hút những hộ sản xuất khác; người đi trước hướng dẫn người đi sau để tạo môi trường kinh doanh ổn định.

Đồng thời, tỉnh cũng hướng tới mục tiêu phát triển TMĐT, trong đó, dành ra một nguồn lực nhất định để tổ chức, phối hợp chặt chẽ các sàn TMĐT trong công tác vận hành ứng dụng, bán hàng. Ngoài việc quảng bá sẽ trực tiếp đào tạo, tập huấn cho các cán bộ Sở Công Thương, các hộ dân, các cơ sở sản xuất để đưa các sản phẩm nông sản của Bắc Giang bán được trên các sàn TMĐT chứ không phải mở gian hàng lấy số lượng.

Xin cảm ơn ông!

Thu Trang - Lan Anh thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động