Thứ hai 18/11/2024 05:19
Lào Cai:

Bà con gặp khó khăn do giá ngô hạt giảm

Đối với bà con thuộc các huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, ngô là cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá ngô hạt đột ngột giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của bà con.

Trong những năm qua, nhiều hộ đồng bào ở các huyện: Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Si Ma Cai đã phát triển mạnh ngô hàng hóa. Tận dụng diện tích đất trồng lúa 1 vụ, bà con đã đưa vào gieo trồng các giống ngô cho năng suất cao, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Cây ngô phủ xanh trên các nương đồi cho thấy sự thay đổi trong tập quán canh tác của bà con. Tuy nhiên, hiện nay, giá ngô hạt khô giảm xuống thấp, dao động khoảng 3.500 - 3.800 đồng/kg tùy thuộc vào chất lượng. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, mỗi năm tỉnh Lào Cai trồng gần 37.000 héc-ta ngô, năng suất bình quân đạt 4,7 tấn/héc-ta, sản lượng đạt hơn 175 nghìn tấn. Như vậy, việc giá ngô hạt khô giảm mạnh có thể gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Thu hoạch ngô ở Mường Khương

Nguyên nhân chính khiến giá ngô hạt khô giảm mạnh trong thời gian vừa qua là do bệnh dịch tả lợn châu Phi. Khi một lượng lớn đàn lợn của người dân ở các tỉnh, thành phố trong cả nước bị chết hoặc phải tiêu hủy, các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc không bán được hàng, dẫn tới nhu cầu thu mua ngô hạt khô giảm theo. Bên cạnh đó, nhiều hộ trong tỉnh không còn lợn để chăn nuôi, việc tái đàn gặp khó khăn nên tồn đọng lượng lớn ngô hạt khô. Lượng cung cấp ngô hạt ra thị trường tăng mạnh, trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm kéo theo giá bán giảm. Ngoài ra, vụ ngô này nhiều diện tích ngô bị sâu bệnh, đặc biệt là sâu keo nên năng suất giảm. Ngô vừa giảm năng suất vừa mất giá khiến nhiều hộ gia đình thiệt hại hàng chục triệu đồng, gần như không được đồng công nào. Điển hình là ở thôn Tả Pa Cheo, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, năm nay bà con trồng khoảng 220 héc-ta ngô, ước tính sản lượng gần 1.000 tấn. Thời gian qua, giá ngô hạt giảm mạnh đã ảnh hưởng đến thu nhập của hàng trăm hộ trên địa bàn xã, nhiều hộ có nguy cơ tái nghèo. Xã đang tuyên truyền, vận động người dân tranh thủ thời tiết nắng ráo, phơi ngô thật khô để bảo quản, chờ khi nào giá tăng sẽ bán.

Bên cạnh việc giảm giá, tiêu thụ ngô vụ này cũng khó khăn. Trước đây, cứ vài ngày lại có người đánh xe tải vào các thôn, bản để thu mua ngô hạt nhưng nay chờ mãi mà không thấy tư thương đến.

Trước tình hình này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện vùng cao đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách bảo quản ngô hạt để không ảnh hưởng đến chất lượng. Đồng thời, vận động người dân ở các địa phương có thể tái đàn, tiếp tục đầu tư chăn nuôi lợn. Huyện cũng khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại cây phù hợp với đồng đất ở từng địa phương vào thay thế cây ngô nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Sau cây lúa, cây ngô tiếp tục được ngành nông nghiệp Lào Cai lựa chọn là cây lương thực trọng điểm. Chính vì vậy, chủ trương chung là duy trì diện tích đất trồng ngô, tiếp tục tăng vụ ngô trên đất nương đồi, đảm bảo quy mô cây ngô gieo trồng hàng năm đạt 36.000 héc-ta. Đồng thời, hình thành các vùng hàng hóa tập trung quy mô lớn, thuận lợi cho chế biến, tiêu thụ; chuyển đổi mạnh cơ cấu giống ngô, nâng cao tỷ lệ các giống cao sản, áp dụng giống ngô biến đổi gen…
Giáng My
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ Nậm Kéng

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số