Thứ tư 04/12/2024 15:55

Áp dụng công nghệ để quản trị tài sản công hiệu quả

Hội thảo “Ứng dụng công nghệ đột phá trong quản trị tài sản công (DT4PAG) - Công nghệ không gian địa lý hỗ trợ ra quyết định” tổ chức ngày 27/4, tại Đại học Quốc gia - TP. Hồ Chí Minh nhằm mục đích quản trị hạ tầng công hiệu quả tại nhiều địa phương ở Việt Nam.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình “Công nghệ đột phá cho quản trị tài sản công” (DT4PAG), do Ngân hàng Thế giới và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn và Khu công nghệ phần mềm thuộc Đại học Quốc gia - TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức.

Các chuyên gia quốc tế và trong nước tham gia hội thảo

Tại hội thảo, đại diện các bộ ngành, doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, các trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh và lãnh đạo nhiều tỉnh thành tham gia tực tuyến đã thảo luận về các sáng kiến ứng dụng công nghệ đổi mới quy trình quản trị cơ sở hạ tầng công, tài sản và đất đai đang được triển khai tại địa phương.

Các sáng kiến điển hình như nền tảng theo dõi ngập lụt trực tuyến và hỗ trợ ra quyết định tại TP. Hồ Chí Minh; ứng dụng Ur-Scape trong tác nghiệp quản trị tài sản công, ứng dụng viễn thám trong giám sát sụt lún đất tại TP. Hồ Chí Minh, cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian tại TP. Huế… đã được bàn thảo và chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo.

Theo các chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo, mục tiêu của DT4PAG là xác định những lĩnh vực cụ thể tại từng địa phương có thể áp dụng công nghệ không gian địa lý để cải thiện các tác nghiệp hàng ngày trong quản trị hạ tầng công, qua đó nâng cao hiệu quả dịch vụ.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia - TP. Hồ Chí Minh - cho biết, chương trình DT4PAG nhằm hướng tới thiết lập những chương trình hợp tác cụ thể với các tỉnh, thành phố ở Việt Nam về việc áp dụng công nghệ đột phá nhằm giải quyết các vấn đề đô thị cấp bách mà các địa phương đang phải đối mặt. Theo ông Tâm, hội thảo và tham vấn từ các chuyên gia sẽ tạo nền tảng cho việc thành lập một trung tâm lan tỏa công nghệ kết nối các đối tác đổi mới công nghệ trong nước và quốc tế nhằm triển khai chương trình DT4PAG trong những năm tới tại Việt Nam.

Trần Thế

Tin cùng chuyên mục

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng