Thứ ba 26/11/2024 12:01

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

Người lao động làm việc tại các công trình xây dựng luôn tiềm ẩn nguy cơ cũng như mức độ nguy hiểm cao. Chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể mất tính mạng.

Khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy, lĩnh vực thi công, xây dựng luôn có số vụ tai nạn lao động cao (khoảng 40% tổng số vụ tại nạn lao động được thống kê hàng năm).

Mỗi người lao động cần trang bị kiến thức về an toàn

Các nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất an toàn lao động là do: Chủ thầu không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động; không đảm bảo công tác tập huấn cho công nhân theo chuyên đề xây dựng, với từng hạng mục công trình hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động; trang thiết bị phục vụ cho công việc không đảm bảo an toàn lao động, trang thiết bị cũ, không đổi mới, không đáp ứng được yêu cầu của công việc; tổ chức lao động và điều kiện lao động không đảm bảo an toàn. Chủ thầu không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho lao động trong quá trình làm việc; người lao động thiếu trình độ chuyên môn về an toàn...

Bất cứ vụ tai nạn nào xảy ra đều gây thiệt hại cho người lao động và chủ doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo an toàn cho công nhân trong ngành xây dựng cần có sự phối hợp giữa nhà thầu, đơn vị giám sát và công nhân lao động.

Cụ thể, mỗi người lao động cần trang bị những kiến thức về an toàn. Đồng thời, thường xuyên học tập, tìm hiểu những kiến thức mới về an toàn lao động. Bên cạnh đó, chú ý nâng cao tay nghề làm việc, đảm bảo tác phong làm việc chuyên nghiệp. Khi đối diện với những công việc nguy hiểm, người lao động có quyền đề nghị chủ đầu tư hỗ trợ trang thiết bị lao động hoặc từ chối nhiệm vụ ấy.

Đối với nhà thầu xây dựng: Lên kế hoạch xây dựng biện pháp đảm bảo an toàn cho từng hạng mục công trình theo quy định của pháp luật; trang bị cho người lao động đầy đủ thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động; thực hiện khám sức khỏe định kỳ và công tác bảo hiểm lao động cho công nhân; kiểm định nghiêm về an toàn lao động các thiết bị, phương tiện; người vận hành máy móc, thiết bị phải có chuyên môn và hiểu rõ về kỹ năng an toàn lao động; thực hiện huấn luyện an toàn cho người lao động làm các công việc đòi hỏi yêu cầu nghiêm về an toàn lao động.

Với đơn vị giám sát, tổ chức, bất cứ vụ tai nạn nào đều cần đưa ra phương án xử lý, khắc phục và phòng ngừa sự cố.

Theo các chuyên gia, phải gắn trách nhiệm của chủ đầu tư vào tư vấn giám sát. Chủ đầu tư và tư vấn giám sát là người có quyền yêu cầu nhà thầu một cách cao nhất. Đồng thời có chế tài thật nghiêm minh. Tuy nhiên trên thực tế, chủ đầu tư và tư vấn giám sát chưa làm tròn trách nhiệm của mình.

Dẫn ví dụ cụ thể, một chuyên gia trong lĩnh vực an toàn lao động chia sẻ: Doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng cho một vụ chết người. Đó chỉ là bồi thường 30 tháng tiền lương. Tại sao chế tài không phải là 300 tháng tiền lương, tương đương 1 – 2 tỉ đồng? Nếu một doanh nghiệp phải bồi thường mức đó, chắc chắc phải có nhận thức khác. Hiện nay, chính sách bồi thường này nhiều nước đang áp dụng, và có hiệu quả rõ rệt, doanh nghiệp không dám để xảy ra tai nạn lao động. Nếu để xảy ra, thậm chí doanh nghiệp còn bị phá sản. Còn nếu để mức bồi thường thấp quá dễ dẫn đến nhờn luật.

Bên cạnh đó là vấn đề bảo hiểm cho người lao động. Trên thực tế, nhiều công nhân trên công trường chỉ làm móng nhà trong khoảng thời gian từ 2 - 3 tháng, xong là họ trở về quê làm ruộng. Vì vậy, rất nhiều nhà thầu từ chối việc mua bảo hiểm cho người lao động thời vụ. Do đó, điều cốt lõi vẫn là nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, chủ công trình xây dựng về đào tạo, tuyên truyền nhận thức cho người lao động, thắt chặt các biện pháp an toàn; nâng cao chất lượng nguồn lao động cũng như chất lượng quản lý nhà nước; tăng cường công tác thanh tra lao động, có biện pháp xử lý triệt để những vụ lao động tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

An toàn lao động cho công nhân xây dựng cần được quan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa. Đây là công tác không chỉ của riêng nhà thầu, đơn vị giám sát mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

An toàn lao động: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người