Thứ sáu 18/04/2025 00:01

Ăn sắn như thế nào cho đúng cách và tốt cho sức khỏe?

Sắn là loại thực phẩm đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Sắn ngon nhưng không biết chế biến và ăn đúng cách có thể gây ngộ độc nguy hiểm cho sức khỏe.

Sắn là một nguồn cung cấp carbohydrate dồi dào, giàu calo và chứa các vitamin, khoáng chất quan trọng; cung cấp vitamin C, thiamine, riboflavin và niacin. Sắn cũng là một nguồn cung cấp tinh bột kháng, có thể tăng cường sức khỏe đường ruột bằng cách giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Độc tố axit cyanhydric của củ sắn nằm ở 3 bộ phận: Hai đầu củ sắn, xơ sắn và nhiều nhất là ở vỏ sắn

Mặc dù vậy, trong sắn có chứa một thành phần độc tố khá nguy hiểm, mọi người cần hết sức cẩn trọng khi ăn.

Trong củ sắn có chứa chất độc là axit cyanhydric (HCN), một chất có thể gây độc chết người.

Lượng chất độc trong sắn phụ thuộc vào nơi trồng, giống sắn (sắn đắng, sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt).

Độc tố axit cyanhydric của củ sắn nằm ở 3 bộ phận: Hai đầu củ sắn, xơ sắn và nhiều nhất là ở vỏ sắn.

Mọi người không nên ăn sắn sống, sắn nấu chưa chín, ăn sắn cả vỏ hay ăn quá nhiều vì có thể dễ hấp thụ chất độc này.

Khi ăn và hấp thụ quá nhiều axit cyanhydric có thể làm suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh. Nó cũng có thể gây tê liệt và tổn thương các cơ quan, và thậm chí gây tử vong. Việc ngâm và nấu chín sắn sẽ làm cho các hợp chất này trở nên vô hại.

Khi bị ngộ độc sắn, việc đầu tiên cần làm là gây nôn cho nạn nhân. Gây nôn bằng cách cho nạn nhân uống nhiều nước, lấy tay sạch chạm nhẹ vào họng.

Trong khi nạn nhân nôn, người bên cạnh cần đỡ lấy đầu nạn nhân, để nghiêng về một bên và dùng khăn lau sạch các chất dịch. Sau đó cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế, mang theo thức ăn gây độc hoặc đồ đựng còn dính thức ăn đó để xác định chất độc.

Trong trường hợp nặng, nạn nhân có biểu hiện rối loạn ý thức, hôn mê, cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn và nhanh chóng chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Lưu ý: Khi ăn sắn nên chấm với đường hay mật để trung hòa chất độc. Nếu thấy sắn có vị đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều axít cyanhydric.

Không nên ăn nhiều sắn vào lúc đói. Không nên ăn sắn nhiều vào buổi tối, vì nếu bị ngộ độc, nạn nhân đang ngủ khó phát hiện.

Không nên cho trẻ nhỏ ăn sắn vì trẻ dễ bị ngộ độc và khi bị ngộ độc thường nặng hơn.

Minh Dũng
Bài viết cùng chủ đề: an toàn sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Nam thanh niên ở Hoà Bình tử vong vì chó dại cắn

Số ca nghi sởi tăng hơn 300 lần, Sở Y tế Đà Nẵng thông tin chính thức

5 tỉnh dẫn đầu về tiêm chủng vaccine phòng sởi

Đánh thuế đồ uống có đường: Câu chuyện từ thực tiễn

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ gây sốt cao, ho ra máu

Bộ trưởng Bộ Y tế: Nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển

Bộ Y tế vào cuộc vụ hành hung bác sĩ