Thứ hai 23/12/2024 03:59

An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

Theo Cục Thuế tỉnh An Giang, tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, bằng 94% dự toán của năm, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023.

Tổng thu nội địa gần 6.500 tỷ đồng

Theo báo cáo của Cục Thuế /chu-de/tinh-an-giang.topicgửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 của tỉnh An Giang, số thu nội địa trong tháng 10/2024 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 480 tỷ đồng, bằng 82% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, trừ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, cổ tức lợi nhuận còn lại là 356 tỷ đồng, đạt 8% so dự toán năm và bằng 94% so cùng kỳ.

Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, đạt 94% dự toán năm, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, số thu nội địa lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 trừ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, cổ tức lợi nhuận là 4.168,5 tỷ đồng, đạt 99% dự toán năm, bằng 106% so cùng kỳ.

Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 tỉnh An Giang ước đạt gần 6.500 tỷ đồng. Ảnh: Thanh Hùng

Trong đó, có 15/16 khoản thu đạt trên mức bình quân chung (83,3%) so dự toán năm gồm: Doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, thuế khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh, thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường, lệ phí trước bạ, thu phí - lệ phí, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất, thu từ xổ số, thu cấp quyền khai thác khoáng sản…

Cục Thuế tỉnh An Giang tiếp tục triển khai các chính sách về miễn, giảm, gia hạn nộp thuế của Quốc hội, Chính phủ theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Do đó, các yếu tố ảnh hưởng giảm thu do cơ chế, chính sách, Cục Thuế tỉnh An Giang dự kiến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong 10 tháng năm 2024 hơn 773,8 tỷ đồng, bao gồm chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí; số thuế được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất.

Bên cạnh đó, Cục Thuế tỉnh An Gianh thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân dự kiến trong năm 2024 hơn 931 tỷ đồng, bao gồm miễn giảm thuế, phí, lệ phí hơn 677 tỷ đồng; số thuế được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất là 254 tỷ đồng.

Thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế

Trong 10 tháng năm 2024, Cục Thuế tỉnh An Giang đã ban hành 7 quyết định thanh tra, và hoàn thành 4 đợt thanh tra với tổng số thuế truy thu và xử phạt với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. Hoàn thành 401/476 cuộc kiểm tra (đạt 84% so chỉ tiêu kiểm tra được giao) với tổng số thuế truy thu và xử phạt hơn 12,6 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, các chi cục trực thuộc Cục Thuế tỉnh An Giang cũng thực hiện chống thất thu thuế từ thương mại điện tử được 135 người nộp thuế, với số tiền thuế phát sinh hơn 1,4 tỷ đồng.

Cùng với đó, thực hiện “hậu kiểm” chống thất thu chuyển nhượng bất động sản được 1.890 lượt người nộp thuế, với hồ sơ khai thuế ban đầu hơn 8,9 tỷ đồng. Sau khi thực hiện chống thất thu người nộp thuế khai điều chỉnh tổng hơn 12,9 tỷ đồng, chênh lệch tăng thêm sau khi khai điều chỉnh hơn 4 tỷ đồng.

Tổng số nợ thuế ước đến ngày 31/10/2024 hơn 947 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 13,8% so với số ước tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024. Trong đó, tổng số nợ về thuế, phí hơn 496 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 7,23% so với số ước tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024. Tổng số tiền thuế nợ có khả năng thu trên 645 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9,4% so với dự toán thu năm 2024.

Tổng thu nợ ước đến 31/10/2024 được 655 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,5% so với dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024.

Trong những tháng cuối năm 2024, Cục Thuế tỉnh An Giang triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế, tập trung phấn đấu hoàn thành dự toán thu năm 2024.

Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ, gia hạn, miễn giảm về thuế, tiền thuê đất đã ban hành. Chủ động nắm bắt, theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người nộp thuế.

Tổ chức đánh giá, xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến từng ngành, từng lĩnh vực để tập trung tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đồng Lê

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản