Thứ hai 23/12/2024 02:42

An Giang: Một doanh nghiệp liên kết bao tiêu 2 triệu tấn lúa cho nông dân

Ngày 10/3, Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời (LTF) thuộc Tập đoàn Lộc Trời đã ký kết tổ chức sản xuất 2 triệu tấn lúa với Liên hiệp Hợp tác xã Thoại Sơn, tỉnh An Giang nhằm đảm bảo cung ứng cho hợp đồng 2 triệu tấn lúa mà Công ty Cổ phần Nông sản Lộc Trời (LTA) đã ký kết với các đối tác vào ngày 9/2/2022.

Theo Tập đoàn Lộc Trời, đây là một trong những đơn hàng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết đầu ra cho cây lúa, giảm thiểu việc “được mùa mất giá” cho bà con nông dân. Các đơn hàng dạng này tạo thuận lợi cho việc tổ chức mùa vụ một cách chủ động thông qua mô hình liên kết sản xuất bao lợi nhuận mà LTF hợp tác Liên hiệp HTX Thoại Sơn cùng thực hiện tại huyện Thoại Sơn, An Giang.

Dịp này, LTF cũng trao tặng 123 máy nông nghiệp trị giá hơn 100 tỷ đồng cho nông dân, gồm 63 máy gặt đập liên hợp, 36 máy cày, 14 máy cộ lúa, 10 máy cuộn rơm. Số máy nông nghiệp này là phần đóng góp từ lợi nhuận của các đối tác có cùng định hướng phát triển bền vững với tập đoàn, đồng lòng và hiệp lực đẩy mạnh việc cơ giới hóa đồng bộ các hoạt động canh tác mùa vụ trên quy mô lớn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại lợi ích lâu dài cho bà con nông dân.

Ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Tâp đoàn Lộc Trời - cho biết: Lộc Trời và các thành viên trong hệ sinh thái nông nghiệp của mình sẽ không ngừng nỗ lực liên kết với các hộ nông dân thông qua các hợp tác xã, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa gạo quy mô lớn bằng cơ giới hóa đồng bộ. Trên cơ sở đó, Lộc Trời sẽ áp dụng các biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành, nâng chất lượng lúa gạo; đồng thời quy hoạch vùng trồng giúp lúa gạo Việt Nam đáp ứng yêu cầu của các thị trường khác nhau.

Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, việc Tập đoàn Lộc Trời ký kết với các liên hiệp hơp tác xã và các hợp tác xã nông nghiệp để tổ chức sản xuất 2 triệu tấn lúa đã góp phần quan trọng củng cố, nâng chất và đẩy mạnh liên kết sản xuất với tổ chức nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu và hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình canh tác hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu. Từ đó nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường tiêu thụ lúa gạo trong nước và thị trường xuất khẩu, trong đó có những thị trường khó tính, như: Nhật Bản, Châu Âu...

Tuy vậy, để liên kết sản xuất nông nghiệp ngày càng bền vững, ông Nguyễn Thanh Bình đề nghị, các sở, ngành tỉnh tích cực hỗ trợ Tập đoàn Lộc Trời triển khai liên kết sản xuất lúa gạo đảm bảo đạt kế hoạch liên kết sản xuất lúa gạo trong năm 2022.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển

Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Tăng quản lý mã số vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu gạo: Làm sao để “ăn chắc mặc bền”?

Bức tranh sáng của xuất khẩu cá tra

Thị trường Trung Quốc vẫn “bấp bênh” cả đầu xuất và nhập

Đài Loan tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp đổi mới công nghệ: “Chìa khóa” cải tiến năng suất

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Trồng dừa hữu cơ: Đem lại giá trị bền vững

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh: Tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Giá lúa gạo hôm nay 6/4: Giá lúa quay đầu giảm 100 - 200 đồng/kg

Tiềm năng Hoa xuất khẩu và những điều cần biết để tăng thị phần

Xuất khẩu sắn có xu hướng tăng trở lại

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Xuất khẩu hạt điều giảm trong quý I/2022

Giá lúa gạo hôm nay 5/4: Giá lúa nếp tăng mạnh 300 đồng/kg

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh: Doanh nghiệp lưu ý gì?

Việt Nam là thị trường cung cấp hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản