Thứ sáu 08/11/2024 14:30

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.166 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,2 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu tăng 58,1%.

Prosi Thăng Long, Tuấn Minh và Senspices là 3 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất đạt lần lượt 1.541 tấn, 663 tấn và 649 tấn. Thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9.

Quảng bá quế Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. (Ảnh: N.H)

Tính chung, 10 tháng, Việt Nam xuất khẩu được 79.516 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 220,5 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái lượng xuất khẩu tăng 6,4% kim ngạch xuất khẩu tương đương của cả năm 2023. Ấn Độ, Hoa Kỳ và Bangladesh là 3 thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam đạt lần lượt 27.381 tấn, 8.562 tấn và 6.850 tấn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu 10 tháng đầu năm bao gồm: Prosi Thăng Long đạt 11.540 tấn, chiếm 14,5%; tiếp theo là các doanh nghiệp Gia vị Sơn Hà đạt 4.950 tấn, chiếm 6,2%; Tuấn Minh đạt 3.696 tấn, chiếm 4,6%; Senspices Việt Nam đạt 3.443 tấn, chiếm 4,3% và Olam Việt Nam đạt 3.237 chiếm 4,1%.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 265 tấn quế, kim ngạch đạt 0,8 triệu USD, so với tháng 9 lượng nhập khẩu tăng 22,7%. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Indonesia chiếm 56,2% đạt 149 tấn.

Tính chung 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 3.713 tấn quế, kim ngạch đạt 9,0 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu giảm 73,3%. Công ty Gia vị Sơn Hà là doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất đạt 997 tấn, trong khi đó Indonesia và Trung Quốc là 2 quốc gia cung cấp quế lớn nhất cho Việt Nam chiếm 47,0% và 35,9% lần lượt đạt 1.744 tấn và 1.332 tấn.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam