Thứ sáu 22/11/2024 10:04

8 "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế Việt Nam

Có nhiều dư địa để phục hồi tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2022, tuy nhiên, Việt Nam vẫn “cẩn trọng” với diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.

8 “điểm sáng” ấn tượng

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chỉ ra 8 điểm sáng ấn tượng trong bức tranh kinh tế Việt Nam, bao gồm: Thứ nhất, về nông nghiệp. tính đến trung tuần tháng 8/2022, cả nước thu hoạch được 1.112,7 nghìn ha lúa hè thu, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gỗ khai thác 8 tháng năm 2022 ước đạt 11,9 triệu m3, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 3.172,2 nghìn tấn, tăng 7%...

Thứ hai, ngành công nghiệp phục hồi nhanh, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2022 tăng cao trong bảy tháng liên tiếp, ước tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó chỉ số sản xuất của ngành chế biến chế tạo tăng 16,2%. Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 9,4%, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao.

Thứ ba, hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8/2022 phục hồi ở hầu hết các ngành, đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước và dần lấy lại quy mô so với năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

‘"Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 15,4% (tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2019)’ – bà Nguyễn Thị Hương thông tin.

Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 9,4%, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao

Thứ 4, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2022 đạt 486,4 nghìn lượt người, tăng 38% so với tháng trước và gấp 52,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, khách quốc tế đến nước ta đạt 1.441 nghìn lượt người, gấp 13,7 lần cùng kỳ năm 2021.

Thứ năm, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì mức tăng cao, tính chung 8 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13,6%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD, là điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn.

Thứ sáu, doanh nghiệp thích ứng tốt với bối cảnh mới, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục tăng cao. Trong 8 tháng, cả nước có 101,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 1.136,3 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% về số doanh nghiệp, tăng 0,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp tham gia thị trường 8 tháng năm 2022 đạt 149,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ bảy, vốn đầu tư tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 8 tháng ước tính tăng 16,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5%, cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua.

Thứ tám, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,79% của bình quân 8 tháng năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của bình quân 8 tháng năm 2020 (3,96%). Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 1,64%.

Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước

Áp lực vẫn rất lớn

Mặc dù có những tín hiệu tích cực, ổn định vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo trong 8 tháng đầu năm. Cùng với đó, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 3,6% so với cùng kỹ năm trước, tính chung 8 tháng tăng 2,58%, tương đương cùng kỳ các năm 2018-202, giá lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng giảm nhẹ. Nguồn cung điện, xăng dầu đảm bảo khi các cơ quan chức năng kịp thời chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động không đúng quy định, chủ động phương án điều hành, tạo dư địa hỗ trợ giá xăng dầu trong trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đã và sẽ tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nước ta trong những tháng tới. Cùng đó, diễn biến lạm phát, lãi suất, tỷ giá và nguy cơ suy thoái kinh tế của kinh tế thế giới là thách thức lớn nhất đối với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Giá xăng dầu, lương thực, thép, phân bón.... thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng rất khó dự báo; thiếu hụt, gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng... tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước. Những yếu tố này chưa giải quyết trong ngắn hạn do căng thẳng Nga-Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, khó đoán định; lạm phát cao, kéo dài tại nhiều nền kinh tế lớn; xu hướng gia tăng bảo hộ ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ…

Cụ thể, theo TS Lương Văn Khôi – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Xu hướng tăng lạm phát đã hình thành cùng chiều với xu hướng tăng giá nguyên liệu và năng lượng trên thế giới và dự kiến sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, chủ yếu do các yếu tố: Chi phí đẩy; Lạm phát kỳ vọng tăng; Áp lực tăng giá cả từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong nước; Áp lực tăng giá các mặt hàng nhà nước quản lý (điện, nước, y tế, giáo dục); Lạm phát do cầu kéo bởi hoạt động du lịch tăng trưởng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; thiên tai, dịch bệnh bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm.

"Ngoài ra, do độ trễ của chính sách tài khóa và tiền tệ nên với các áp lực nêu trên, lạm phát không chỉ tăng trong năm 2022 mà có thể tiếp diễn trong năm 2023 nêu không có các giải pháp kịp thời kiềm chế" - ông Lương Văn Khôi khẳng định.

Trên cơ sở phân tích trên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những tháng cuối năm 2022 các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện các Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP, Chương trình phục hồivà phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023); chủ động ứng phó linh hoạt, kịp thời với các tình huống phát sinh, đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp căn cơ trong trung và dài hạn để phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển 5 năm đề ra; bảo đảm hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa việc thực hiện các giải pháp để vừa phục hồi, vừa tăng trưởng vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát...

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn