UOB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong 2 năm qua

Bất chấp sự tàn phá của cơn bão số 3, GDP của Việt Nam trong quý 3/2024 tăng mạnh 7,4% so với cùng kỳ và có mức tăng lớn nhất trong 2 năm qua.
IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025 Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria VNDIRECT hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống 6,6%

Chiều 2/12, Ngân hàng UOB (Singapore) công báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý 4 năm 2024. Theo đó, các chuyên gia phân tích của UOB đánh giá, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đạt kết quả tốt hơn dự kiến trong quý 3 năm 2024, tăng mạnh 7,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trung bình của thị trường là 6,1% và mức dự báo trước đó của ngân hàng này là 5,7%.

Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý 3 năm 2022, khi các hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy của đại dịch. Kết quả mới nhất này đã góp phần nới rộng mức tăng 7,09% (đã điều chỉnh) trong quý 2 năm 2024, tạo nên mức tăng tích lũy trong 9 tháng đầu năm 2024 là 6,82% so với cùng kỳ năm trước. “Kết quả bất ngờ của quý 3 năm 2024 phản ánh khả năng phục hồi của nền kinh tế, bất chấp sự tàn phá của cơn bão Yagi” - chuyên gia của UOB đánh giá.

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế
Quý 3/2024, sản lượng sản xuất tiếp tục tăng tốc 11,4% so với cùng kỳ năm trước từ mức tăng 10,4% trong quý 2 năm 2024. Ảnh: Mai Hương

Các nhà phân tích cho biết, mặc dù các lĩnh vực chính đều bị ảnh hưởng bởi cơn bão, song sản lượng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý 3 năm 2024 vẫn tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước (chậm hơn so với mức 3,6% trong quý 2 năm 2024). Đáng chú ý, sản lượng sản xuất tiếp tục tăng tốc 11,4% so với cùng kỳ năm trước từ mức tăng 10,4% trong quý 2 năm 2024. Khu vực dịch vụ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước sau mức tăng 7,1% trong quý 2 năm 2024. “Nhìn chung trong quý 3 năm 2024, khu vực dịch vụ là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP với 3,24 điểm phần trăm, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng với 3,37 điểm phần trăm, hai lĩnh vực này chiếm 89% trong mức tăng chung là 7,4%” - báo cáo của UOB nêu.

Các dữ liệu được công bố mới nhất cũng cho thấy, quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam vẫn đi đúng hướng. Tính đến tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, duy trì đà tăng trưởng hai chữ số cho đến nay. Trong cả năm 2024, UOB dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 18%, “đây sẽ là năm mạnh nhất kể từ năm 2021” - các chuyên gia nhận định.

Cùng đó, nhập khẩu tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10, dẫn đến thặng dư thương mại là 22,3 tỷ đô la Mỹ trong 10 tháng đầu năm, là mức thặng dư thương mại lớn thứ hai được ghi nhận sau mức 28 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023. Liên quan đến điều này, đà tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục mở rộng, với dòng vốn FDI đã đăng ký là 27,3 tỷ đô la Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2024, cao hơn 2% so với cùng kỳ năm 2023. Dòng vốn FDI thực tế tính đến tháng 10 đạt 19,6 tỷ đô la Mỹ và đang trên đà trở thành năm thứ ba liên tiếp đạt mức kỉ lục về dòng vốn FDI.

Trong nước, đà tăng trưởng doanh số bán lẻ trong năm 2024 phần lớn vẫn ổn định cho đến nay, với mức tăng 7,1% vào tháng 10 và mức tăng trung bình từ đầu năm đến nay ở mức 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này một phần được hỗ trợ bởi mức tăng 41% về lượng khách du lịch, lên tới 14,1 triệu lượt khách tính từ đầu năm cho đến tháng 10. “Việt Nam có sự gia tăng từ các nguồn khách du lịch hàng đầu bao gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, so với sự bùng nổ trước giai đoạn dịch Covid-19, dữ liệu về lượng khách du lịch đến vẫn tiếp tục giảm sút và có thể cần thêm một đến hai năm nữa để trở lại mức trước đại dịch” - UOB nhận định.

Để phát triển thị trường tài chính xanh thì Việt Nam cần phát triển song hành cả thị trường vốn xanh và thị trường tín dụng xanh
Mặc dù có nền tảng vững chắc, VND vẫn bị kìm kẹp bởi các yếu tố bên ngoài như đồng USD. Ảnh: Duy Minh

Với các yếu tố được chỉ ra, các chuyên gia của UOB duy trì dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam ở mức 6,4%, với dự báo kết quả tăng trưởng quý 4 năm 2024 đạt mức 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

“Đối với năm 2025, chúng tôi dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6,6%. Quốc hội Việt Nam đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5-7,0% cho năm 2024 và 6,5-7,0% cho năm 2025, trong khi “nỗ lực” để đạt mức 7,0-7,5%. Tuy nhiên, khả năng căng thẳng thương mại toàn cầu và các rủi ro có thể sớm xuất hiện” - các chuyên gia dự báo.

UOB cũng cảnh báo một rủi ro chính cần lưu ý là các hạn chế thương mại tiềm tàng đối với Việt Nam, vì thâm hụt thương mại hàng năm của Hoa Kỳ với Việt Nam đã tăng vọt hơn 2,5 lần từ 39,5 tỷ đô la Mỹ năm 2018 lên gần 105 tỷ đô la Mỹ năm 2023. Nhìn chung, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với ASEAN đã tăng gần gấp đôi lên 200 tỷ đô la Mỹ năm 2023 từ mức dưới 100 tỷ đô la Mỹ năm 2018 với các diễn biến thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng thay đổi.

Ở một diễn biến khác, theo UOB, với tình hình kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 và kéo dài sang năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chịu nhiều sức ép phải vội vàng nới lỏng chính sách. Chỉ số lạm phát vẫn ở mức dưới mục tiêu 4,5% kể từ tháng 6 năm 2023, do đó giảm bớt phần lớn áp lực cho Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ phải chú ý tới áp lực giảm giá đối với VND. Do đó, “chúng tôi kỳ vọng lãi suất tái cấp vốn chính sẽ duy trì ở mức hiện tại là 4,5%” - các chuyên gia kỳ vọng.

Đồng thời, VND đã trải qua một giai đoạn nhiều biến động trong vài tháng qua. Sau khi ghi nhận mức tăng theo quý lớn nhất (3,5%) kể từ năm 1993 vào quý 3 năm 2024, VND đã đảo ngược tất cả các mức tăng trong tháng 10 - 11. Mặc dù có nền tảng vững chắc, VND vẫn bị kìm kẹp bởi các yếu tố bên ngoài như đồng USD hồi phục khi thị trường định giá lại với kịch bản Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn trong thời gian tới.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với hơn 3.800 dự án

Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với hơn 3.800 dự án

Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với hơn 3.800 dự án, tổng vốn đầu tư lũy kế hơn 81 tỷ USD.
Việc chậm triển khai dự án thành phần 4 sân bay Long Thành nguy cơ gây lãng phí rất lớn

Việc chậm triển khai dự án thành phần 4 sân bay Long Thành nguy cơ gây lãng phí rất lớn

Việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Kết thúc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 2/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại thành phố Hưng Yên.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu Vùng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ và các giải pháp, ứng dụng thích ứng với biến đổi khí hậu...

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Singapore: Hợp tác kinh tế, thương mại là trụ cột quan trọng

Việt Nam - Singapore: Hợp tác kinh tế, thương mại là trụ cột quan trọng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore. Hai bên khẳng định, hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là trụ cột quan trọng.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án công trình cấp đặc biệt

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án công trình cấp đặc biệt

Đối với những dự án, công trình xây dựng phức tạp, Bộ Xây dựng phải tham gia thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu cùng với các bộ quản lý chuyên ngành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Chiều 2/12, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tặng bằng khen cho 20 tập thể, cá nhân đóng góp xuất sắc trong phát triển Logistics

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tặng bằng khen cho 20 tập thể, cá nhân đóng góp xuất sắc trong phát triển Logistics

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tặng bằng khen cho 14 tập thể, 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành logistics phải tăng trưởng 20% và hướng tới quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành logistics phải tăng trưởng 20% và hướng tới quốc gia thương mại tự do

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh 3 mục tiêu, 7 đột phá phát triển ngành logistics.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Ngân hàng United Overseas

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Ngân hàng United Overseas

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, sáng 2/12/2024, giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Lãnh đạo Ngân hàng United Overseas.
Nhân sự Trung ương: Bổ nhiệm lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao

Nhân sự Trung ương: Bổ nhiệm lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao

Về thông tin nhân sự Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính mới trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Luật Điện lực (sửa đổi): Minh chứng sự chung sức, đồng lòng vì lợi ích quốc gia của hệ thống chính trị

Luật Điện lực (sửa đổi): Minh chứng sự chung sức, đồng lòng vì lợi ích quốc gia của hệ thống chính trị

Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Kết quả đạt được là minh chứng cho sự chung sức, đồng lòng vì lợi ích quốc gia dân tộc của cả hệ thống chính trị.
Thủ tướng: Sớm ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo ngoài khơi thế giới

Thủ tướng: Sớm ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo ngoài khơi thế giới

Ngành Dầu khí đã đạt được những thành tựu to lơn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi, ghi danh Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi

Tối 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi tại PTSC (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu).
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải hết sức lưu ý khắc phục những

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải hết sức lưu ý khắc phục những 'căn bệnh' của công tác cán bộ

Sáng 1/12, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Đổi mới công tác lập pháp theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng

Đổi mới công tác lập pháp theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp được đổi mới sâu sắc theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng.
Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực…
Bộ Chính trị chủ trương tinh gọn hệ thống tổ chức Đảng

Bộ Chính trị chủ trương tinh gọn hệ thống tổ chức Đảng

Bộ Chính trị chủ trương nghiên cứu, đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng và 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương, 25 ban cán sự Đảng, tăng 2 đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
Tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Bộ Chính trị xác định việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Nghiên cứu đề xuất giảm 4 Ủy ban của Quốc hội, 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội​

Nghiên cứu đề xuất giảm 4 Ủy ban của Quốc hội, 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội​

Nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phương án sắp xếp lại, sáp nhập các bộ ngành trung ương để tinh gọn bộ máy

Phương án sắp xếp lại, sáp nhập các bộ ngành trung ương để tinh gọn bộ máy

Phương án, định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có thể giúp Chính phủ giảm 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc.
Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, rà soát và phương án sắp xếp lại các cơ quan báo chí

Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, rà soát và phương án sắp xếp lại các cơ quan báo chí

Thực hiện tinh gọn bộ máy, Bộ Chính trị đã có chủ trương, đề xuất nghiên cứu, rà soát, sắp xếp lại các cơ quan báo chí của các Bộ, ngành.
Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các bộ

Tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các bộ

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đang đề xuất nghiên cứu kết thúc mô hình hoạt động của các Tổng cục trực thuộc Bộ như Tổng cục Thuế, Hải quan, Quản lý thị trường…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động