Chủ nhật 22/12/2024 14:03

3 yếu tố quan trọng trong ngày Tết cổ truyền ở Lào là gì?

Theo phong tục tập quán cổ truyền ở Lào, nước, cát và hoa là 3 yếu tố quan trọng với mỗi ngày Tết tại đất nước này.

Ngày Tết cổ truyền ở Lào, hay còn gọi là Bunpimay diễn ra trong 3 ngày giữa tháng 4 dương lịch; vào thời điểm kết thúc mùa khô và bắt đầu mùa mưa. Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, thanh khiết cho cuộc sống của con người và sự phồn vinh cho vạn vật.

Tết Bunpimay được bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa, trong đó, có một vị thần thông thái tên Kabinlaphrom đã thách thức một chàng trai phú nông mang tên Thammabane. Chàng trai này sẽ phải trả lời 3 câu đố của thần Kabinlaphrom trong vòng 7 ngày, nếu không trả lời được, anh ta sẽ phải dâng đầu mình. Ngược lại, nếu anh ta trả lời được cả 3 câu, vị thần này sẽ tự dâng đầu mình.

Sau 7 ngày, chàng trai phú nông đã trả lời đúng cả 3 câu hỏi của thần Kabinlaphrom, và vị thần này đã khiêm tốn chấp nhận thất bại của mình. Tuy vậy, do lo sợ thiên tai sẽ xảy ra, thần Kabinlaphrom đã giao cho 7 người con gái của mình mang đầu của ông đi vòng quanh trái đất vào mỗi dịp đầu năm. Từ đó, tục lệ về năm mới của người Lào được ra đời, trong đó không thể kể đến 3 yếu tố chính là nước, cát và hoa.

Người dân Lào té nước trong trang phục truyền thống. Nguồn ảnh: indochinavoyages.com

Trong đó, nước là yếu tố quan trọng nhất, tượng trưng cho dòng nước được những người con gái thần Kabinlaphrom tắm cho đầu của ông mỗi năm, với mong muốn đem lại mưa thuận, gió hòa cho trái đất. Vào ngày đầu tiên của Tết Bunpimay, người dân Lào có tục lệ tới chùa để làm lễ và cầu nguyện, sau đó mang nước thơm từ nhà đến để tắm những bức tượng Phật. Nước thơm sau đó sẽ được hứng lại, đem về nhà để vảy khắp nhà và lên mọi thành viên trong gia đình bởi theo quan niệm, đây là nước phúc đức, nước may mắn.

Nghi lễ té nước cũng là nghi lễ đặc trưng nhất trong ngày Tết cổ truyền Bunpimay của Lào. Người Lào cho rẳng, té nước là một cách để thanh tẩy, gột rửa đi hết những điềm xui rủi, bệnh tật, tội lỗi năm cũ, đón chào một năm tươi mới sắp sang. Theo quan niệm của người Lào, người nào càng được té nước nhiều, áo quần ướt đẫm thì sẽ gặp nhiều may mắn trong năm, nếu là người già thì sẽ sống lâu và thịnh vượng.

Người dân Lào xây tháp bằng cát. Nguồn ảnh: ockpoptok.com

Yếu tố tiếp theo là cát, tượng trưng cho ngọn núi Kabinlaphrom, nơi mà đầu của thần Kabinlaphrom được bảo vệ. Trong 3 ngày Tết, người dân Lào thường đến ven bờ sông hoặc nơi sân chùa chùa để xây những tòa tháp bằng cát. Những tòa tháp này sau đó sẽ được trang trí bằng những bông hoa, lá cờ, dải lụa và những sợi chỉ ngũ sắc. Sau khi được hoàn thành, các tòa tháp bằng cát sẽ trở thành nơi trẻ em vui đùa, trong khi người lớn sẽ cầu nguyện sang năm mới có nhiều điều phúc tựa như những hạt cát trên tòa tháp vừa xây.

Hoa Dook Khoun - loài hoa có ý nghĩa về văn hóa và tâm linh của người Lào

Yếu tố cuối cùng là hoa, tượng trưng cho hương thơm của dòng nước các người con gái tắm lên đầu thần Kablinlaphrom để tỏ lòng thành kính và biết ơn với cha. Đặc biệt, ngày Tết Lào cũng là dịp loài hoa Dook Khoun nở rộ. Đây là loài hoa luôn có ý nghĩa sâu sắc và rất quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Lào.

Theo quan niệm của người Lào, người nào dâng hoa Dook Khoun lên Đức Phật, người đó sẽ có sức mạnh đánh bại mọi kẻ thù, học hành giỏi giang và trở thành người thông minh, luôn thăng tiến trong công việc. Tương tự, nước ngâm hoa Dook Khoun cũng giống như một loại nước thánh, khi vẩy lên người bất kỳ ai, người đó sẽ tránh được mọi phiền muộn, bệnh tật và có được sự may mắn trong năm tới. Nếu tắm cho tượng Phật bằng nước hoa Dook Khoun vào dịp Tết, các thí chủ sẽ toại nguyện mọi ước mơ, tích được nhiều công đức.

Năm nay, Tết Bunpimay của Lào sẽ diễn ra từ ngày 13 - 16/4. Theo Bộ Thông tin, Văn hòa và Du lịch Lào, lễ hội Tết năm nay sẽ được nhiều tỉnh, thành tổ chức với quy mô lớn hơn và có nhiều hoạt động nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024. Lào cũng đang hướng tới mục tiêu thu hút khoảng 4 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tạo doanh thu hơn 1 tỷ USD.

Sáng 6/4, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban ngành trung ương và địa phương cũng đã tham dự lễ đón Tết cổ truyền Bunpimay của Lào tại Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ở Hà Nội.

Phú Quý
Bài viết cùng chủ đề: khách du lịch quốc tế

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới