25/01/2025 17:55
Câu chuyện ngọt ngào ngày Tết - 'Ô mai phố Hàng Đường'

25/01/2025 17:55

Trên con phố Hàng Đường - nơi được ví như một “kho báu ngọt ngào” giữa lòng Hà Nội, ô mai từ lâu đã trở thành biểu tượng của nét văn hóa ẩm thực đặc trưng.
@font-face {font-family: 'NotoSerif-Regular';font-weight: 400;src: url('https://congthuong.vn/modules/frontend/themes/baocongthuong/tpl_article_template/tpl_emagazine/E-Mag-Template-03/fonts/NotoSerif-Regular.ttf');} @font-face {font-family: 'NotoSerif-Bold';font-weight: 700;src: url('https://congthuong.vn/modules/frontend/themes/baocongthuong/tpl_article_template/tpl_emagazine/E-Mag-Template-03/fonts/NotoSerif-Bold.ttf');} @font-face {font-family: 'Roboto-Bold';font-weight: 400;src: url('https://congthuong.vn/modules/frontend/themes/baocongthuong/tpl_article_template/tpl_emagazine/E-Mag-Template-03/fonts/Roboto-Bold.ttf');} #mastercms-emag{margin: 0;padding: 0;} .mastercms-emag-article * {margin: 0;padding: 0;max-width: 100%;} .mastercms-emag-article *, .mastercms-emag-article *:after, .mastercms-emag-article *:before{box-sizing: border-box;-moz-box-sizing: border-box;-webkit-box-sizing: border-box;} .mastercms-emag-article {font: 400 18px/1.5 'NotoSerif-Regular', Arial, Helvetica, sans-serif;color: #333;text-rendering: geometricPrecision;} .mastercms-emag-article img {width: 100%;height: auto;display: block;} .mastercms-emag-article table[align="center"] {width: 100%;margin: 20px auto;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 480px;margin: 8px 0 20px 30px;margin-right: -25%;} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 480px;margin: 8px 30px 20px 0;margin-left: -25%;} .mastercms-emag-article table tr:nth-child(even) td {font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 0.75rem !important;background: #f1f1f1 !important;padding: 10px !important;color: #666 !important;} .mastercms-emag-article table:first-child{margin-top: 0 !important;} .mastercms-emag-article table img{display: block;} .mastercms-emag-article p {font-size: 1.125rem;line-height: 1.5;margin-bottom: 20px;text-align: justify;} .mastercms-emag-article table p:last-child{margin-bottom: 0;} .mastercms-emag-article table h2,.mastercms-emag-article-desc {font-family: 'NotoSerif-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 1.125rem;line-height: 1.5;text-align: center;} .mastercms-emag-article table h2::after,.mastercms-emag-article-desc::after {content: '';width: 200px;height: 1px;display: block;background-color: #000;margin: 50px auto;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-family: 'Roboto-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 2.25rem;color: #000;margin: 0;line-height: 1.2;text-transform: uppercase;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3:first-child{margin-top: 30px;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3:last-child{margin-bottom: 30px;} .mastercms-emag-article table.cap-letter p:first-child::first-letter {font-family: 'NotoSerif-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 3rem;font-weight: bold;line-height: 1;display: block;float: left;margin-top: 1px!important;margin-right: 10px;padding: 0 0 5px 0;} /* mastercms-emag-article-box */ .mastercms-emag-article-box {background-color: #e9fffd;border-radius: 30px;position: relative;} .mastercms-emag-article-box td{padding: 40px;} .mastercms-emag-article-author{width: 200px !important;position: absolute;top: 0;left: -240px;margin: 0 !important;} .mastercms-emag-article-box::before {content: '';display: block;position: absolute;top: 80px;left: -20px;width: 0px;height: 0px;border-top: 20px solid transparent;border-bottom: 20px solid transparent;border-right: 20px solid #e9fffd;} .mastercms-emag-article-author td{padding: 0 !important;} .mastercms-emag-article-author tbody > tr > td > img{width: 100%;border-radius: 100%;} .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-author tr:nth-child(even) td{background: none !important;font-size: 0.75rem!important;color: #666 !important;} .mastercms-emag-article .author-post {margin-top: 20px;position: relative;} .mastercms-emag-article .author-post td{padding-top: 30px;} .mastercms-emag-article .author-post:before {position: absolute;content: '';top: 0;left: 50%;transform: translateX(-50%);width: 200px;height: 1px;background-color: #000;} .mastercms-emag-article-author h4 {display: block;font-family: 'Roboto-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 1.125rem;color: #000;margin: 0 0 10px 0;} .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-author tr:nth-child(even) td p{font-size: inherit;color:inherit;margin: 0;} @media screen and (max-width: 1024px) { .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 660px!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 50%!important;margin-right: calc(-50vw + 360px);} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 50%!important;margin-left: calc(-50vw + 360px);} .mastercms-emag-article-author{position: unset;margin: 0 auto !important;} .mastercms-emag-article-box::before{display: none;} } @media screen and (max-width: 800px) { .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 80%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 50%!important;margin-right: -10%;} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 50%!important;margin-left: -10%;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-size: 1.75rem;} } @media screen and (max-width: 600px){ .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 90%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 50%!important;margin-right: 0;} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 50%!important;margin-left: 0;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-size: 1.75rem;} } @media screen and (max-width: 480px) { .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 90%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"],.mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 70%!important;margin-right: 15%!important;margin-left: 15%!important;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-size: 1.5rem;} }

Đối với người Hà Nội hay nhiều người xa xứ, ô mai không chỉ là món quà quen thuộc kèm thưởng trà ngày xuân, mà còn là một phần ký ức tuổi thơ, là món quà ý nghĩa gửi tặng nhau dịp Tết.

Nhắc đến Tết Hà Nội, người ta không chỉ nhớ những gánh hoa tươi chợ Đồng Xuân, những nồi bánh chưng nghi ngút khói bay, hay những mâm cỗ truyền thống tinh hoa đầy đặn, mà còn cả hương vị của ô mai - một món ăn dung dị nhưng đầy tinh tế. Đối với người Hà Nội, ô mai không chỉ là món quà thưởng trà ngày xuân, mà còn là một phần ký ức tuổi thơ, là món quà ý nghĩa gửi tặng nhau dịp Tết.

Trên con phố Hàng Đường - nơi được ví như một “kho báu ngọt ngào” giữa lòng Hà Nội, ô mai từ lâu đã trở thành biểu tượng của nét văn hóa ẩm thực đặc trưng. Những gói ô mai nhỏ nhắn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, không chỉ là món quà vặt quen thuộc mà còn mang đậm hơi thở của Tết cổ truyền đất Hà thành. Đằng sau những chiếc hộp ô mai tinh tế ấy là câu chuyện của một gia đình đã gìn giữ nghề truyền thống qua nhiều thế hệ - gia đình anh Lê Lương Ngọc, chủ cửa hàng ô mai Toàn Thịnh.

Chia sẻ về ý nghĩa của ô mai, anh Lê Lương Ngọc cho biết:“Ô mai là sự kết tinh của thời gian, của sự tỉ mỉ và khéo léo. Một viên ô mai nhỏ bé, nhưng chứa đựng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt - hệt như cuộc đời con người, đầy sắc màu và trải nghiệm. Mỗi khi xuân về, ô mai không chỉ là món ăn mà còn là biểu tượng của tình thân, của những điều ngọt ngào được gửi gắm qua từng món quà nhỏ”.

Cửa hàng ô mai Toàn Thịnh nằm ở một góc nhỏ trên phố Hàng Đường, với biển hiệu giản dị, thân quen. Đây là một trong số ít những cửa hàng vẫn còn lưu giữ cách làm ô mai truyền thống lâu đời. Gia đình anh Ngọc đã gắn bó với nghề hơn 70 năm, trải qua ba thế hệ, từ thời ông nội anh - người đầu tiên đặt những mẻ ô mai đầu tiên lên kệ ở con phố này. Cả tuổi thơ bé, khi lớn lên và cho tới tận bây giờ, hương vị ô mai truyền thống gia đình vẫn luôn thấm đẫm trong cuộc sống và những kỉ niệm của anh.

“Ngày xưa, ông tôi làm ô mai hoàn toàn thủ công, nguyên liệu cũng lấy từ các vùng quê ngoại thành Hà Nội. Đến thời cha tôi, ông vẫn giữ cách làm truyền thống, nhưng bắt đầu cải tiến hương vị để hợp với khẩu vị người thời hiện đại hơn”, anh Ngọc kể, đôi mắt ánh lên niềm tự hào.

Mỗi mùa Tết đến, nhà anh Ngọc tất bật chuẩn bị từ đầu tháng Chạp. Các loại trái cây như mơ, sấu, mận, chanh đào… được chọn lựa kỹ càng từ những vựa hàng quen thuộc. Tất cả đều được sơ chế, phơi sấy và tẩm ướp theo công thức gia truyền. “Làm ô mai đòi hỏi sự kiên nhẫn. Một mẻ ô mai có khi mất đến vài tháng, từ phơi nắng đến ngâm muối, tẩm đường rồi sấy khô”, anh Ngọc chia sẻ.

Bước vào cửa hàng Toàn Thịnh trên phố Hàng Đường vào những ngày giáp Tết, hương thơm thoang thoảng của ô mai như đưa bất cứ ai ghé chân thêm một lần được trở về những ký ức ngọt ngào của những ngày xưa cũ. Trên những chiếc kệ gỗ cũ kỹ, các loại ô mai được bày biện cẩn thận, từ mơ cam thảo, sấu dầm gừng, chanh muối đến các món mận xào đường.

Không chỉ là món quà quen thuộc của người Hà Nội, ô mai còn theo chân những người con xa xứ, trở thành “hương vị quê nhà” trong những chiếc vali đầy ắp quà Tết. Khách nước ngoài cũng thường ghé cửa hàng để mua ô mai làm quà, bởi họ cảm nhận được trong từng viên ô mai là cả một câu chuyện văn hóa.

Tết năm nay, tại cửa hàng ô mai Toàn Thịnh cũng như những cửa hàng ô mai khác trên phố Hàng Đường, giá các loại ô mai có sự điều chỉnh tăng nhẹ so với những năm trước. Các loại ô mai như mơ xào gừng, quất dẻo mật ong, sấu chua cay có giá dao động từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng một kg, tăng khoảng 10-15% so với năm ngoái. Sự điều chỉnh này phản ánh chi phí nguyên liệu và vận chuyển tăng cao, nhưng vẫn giữ mức giá hợp lý để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong dịp Tết.

Ngoài ra, các sản phẩm đặc biệt như mận xào gừng có giá từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng một kg, chanh đào mật ong có giá 180.000 đồng một kg, còn ô mai hồng bì có giá từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng một kg, tùy theo chất lượng và yêu cầu của khách hàng. Các loại ô mai khác như ô mai sấu không hạt, mơ ướp đường cũng có giá từ 160.000 đồng đến 200.000 đồng mỗi kg.

Thêm nữa, nhiều loại ô mai đặc biệt được đóng gói tinh tế trong những hộp quà Tết sang trọng, phù hợp để làm quà biếu trong dịp lễ. Dù giá có tăng, nhiều cửa hàng ô mai lâu đời trên phố vẫn duy trì chất lượng sản phẩm truyền thống, giữ gìn hương vị đặc trưng của ô mai Hà Nội, mang đến cho khách hàng một món quà Tết đầy ý nghĩa, đậm chất Hà Nội.

Trong cuộc trò chuyện, anh Lê Lương Ngọc cũng không giấu được những trăn trở khi nghề truyền thống ngày càng gặp nhiều khó khăn trong thời đại phát triển và hội nhập. “Người trẻ bây giờ ít kiên nhẫn với các nghề thủ công, họ muốn nhanh và tiện lợi hơn. Nhưng để giữ được hồn cốt của nghề, gia đình tôi luôn quyết tâm làm đúng cách làm xưa, không chạy theo thị trường,” anh Ngọc chia sẻ.

Dẫu biết thời thế thay đổi theo thời gian và sự phát triển kinh tế thời hội nhập, nhưng anh Lê Lương Ngọc vẫn tin rằng những giá trị truyền thống như ô mai sẽ luôn có chỗ đứng trong lòng người Hà Nội. “Tết không chỉ là một mùa lễ hội, mà còn là lúc người ta tìm về cội nguồn, tìm về những giá trị xưa cũ. Chừng nào còn người yêu Tết, còn người yêu Hà Nội, thì ô mai sẽ vẫn còn mãi. Như một sợi dây đong đầy yêu thương luôn được níu giữ của truyền thống xa xưa”.

Giữa phố phường ngày Tết tấp nập, giữa những thay đổi không ngừng của thời gian, giữa những trầm mặc của từng góc phố, hương vị ô mai Hà Nội quen thuộc vẫn đứng đó như một nhân chứng lặng lẽ của Tết cổ truyền Hà Nội, của từng năm tháng vẫn lặng lẽ trôi qua trong tận góc sâu của mỗi kí ức về món quà đầy ngọt ngào, giản dị. Những gói ô mai của gia đình anh Lê Lương Ngọc cũng như của những cửa hàng còn giữ lại nghề làm ô mai trên con phố cổ Hàng Đường không chỉ là món ăn, mà còn là tinh hoa văn hóa, là tình yêu và tâm huyết được gửi gắm qua từng hương vị.

Và mỗi khi nhâm nhi từng chút hương vị của từng món ô mai trong tiết trời xuân, có lẽ mỗi người chúng ta sẽ như cảm nhận được cả mùa Tết Hà Nội đang tan dần trên đầu lưỡi - ngọt ngào, đậm đà và không bao giờ phai nhạt.

Mùa xuân đang về mê mải giăng giăng trên phố./.

Báo Công Thương thực hiện Tháng 1/2025

BT: Thanh Thảo - Thùy Dương

Photo: Thế Mạnh

Đồ họa: Choibeo

Thanh Thảo - Hồng Thịnh

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội nâng chuẩn dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường

Công tác đào tạo nghề tại Hà Nội đang được đổi mới mạnh mẽ, gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Khác với những kỳ nghỉ lễ trước, lượng người dân trở lại thành phố sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay có xu hướng phân bổ đều, giúp giảm áp lực giao thông.

Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Ngày 3/5, chuẩn bị hết kỳ nghỉ lễ, Hà Nội hiện lên với hai sắc thái song hành: Một nhịp sống đang dần sôi động trở lại và một nhịp sống chậm rãi.