Thứ bảy 10/05/2025 15:56

Xưởng nhạc cụ Thanh Cầm: Nơi lưu giữ âm thanh truyền thống trong lòng Thủ đô

Với kinh nghiệm hơn 60 năm làm nhạc cụ truyền thống, nghệ nhân Đỗ Văn Thước (phố Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội) đã chế tác thành công nhiều loại đàn truyền thống có âm thanh rất chuẩn và cấu tạo bền đẹp.

Trời đã xế chiều, phố xá ồn ào, náo nhiệt nhưng tại xưởng nhạc cụ Thanh Cầm trong con ngõ nhỏ ở phố Hào Nam, nghệ nhân nhạc cụ truyền thống Đỗ Văn Thước vẫn đang cùng con trai Đỗ Việt Dũng lên dây cho cây đàn nguyệt mới hoàn thành.

Nghệ nhân Đỗ Văn Thước truyền lại những kinh nghiệm làm nhạc cụ truyền thống cho người con trai của mình

Tay vừa lên dây đàn, nghệ nhân Đỗ Văn Thước vẫn không ngừng truyền lại những kinh nghiệm làm nghề cho người con trai của mình, anh Đỗ Việt Dũng: Nghề làm nhạc cụ truyền thống lắm công phu. Để làm ra một cây đàn phải đi tìm kiếm các loại gỗ đặc dụng, xử lý chất liệu từ ngâm, tẩm, sao, sấy đến công đoạn chắp, ghép, đánh bóng, trau chuốt, khảm trai rồi bước hoàn thiện. Tất cả các công đoạn đều phải làm theo phương pháp thủ công hết sức tỉ mỉ, kiên trì, đúng với kỹ thuật và yêu cầu của nhạc cụ. Hơn hết, mỗi người thợ làm đàn phải có sự đam mê, lòng yêu nghề, có “lửa” và phải có khả năng am hiểu về âm nhạc dân tộc, trình độ kỹ thuật, am hiểu thị hiếu thị trường…

Xưởng nhạc cụ Thanh Cầm trong lòng Thủ đô

Lão nghệ nhân với hơn 60 năm tuổi nghề tâm sự: Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, lớp trẻ không có sự kiên trì như chúng tôi ngày xưa nữa. Trong những năm làm nghề, tôi cũng đã truyền nghề cho rất nhiều người muốn học làm nghề, nhưng họ đến làm một thời gian rồi lại bỏ nghề, hơn nữa để có được cây đàn như ý thì người thợ phải làm thủ công hoàn toàn, mất nhiều thời gian nhưng giá thành lại không tương xứng, cũng chính vì thế mà mọi người không thể kiên trì theo nghề lâu dài.

Những cây đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà… là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa Việt Nam
Theo nhu cầu của thị trường, xưởng nhạc cụ Thanh Cầm còn chế tác cả đàn guitar

Những học trò còn kiên trì theo nghề đàn của nghệ nhân Đỗ Văn Thước đến hiện tại phải kể đến con trai của lão nghệ nhân – Nghệ nhân Hà Nội Đỗ Việt Dũng. Theo chân nghệ nhân Đỗ Việt Dũng tới xưởng chế tác đàn Thanh Cầm, chúng tôi không khỏi bất ngờ. Bởi giữa phố thị ồn ào, tấp nập và sự du nhập của các loại nhạc cụ điện tử, ngay giữa lòng thủ đô vẫn còn tồn tại một xưởng chế tác âm nhạc truyền thống. Khu xưởng nhỏ đầy đủ những dụng cụ mài, đục để chế tác gỗ của người thợ mộc. Có thăm xưởng làm đàn mới thấy hết được cái công phu tỷ mỉ của nghề. Cưa, bào, đục... to nhỏ có đến hàng trăm cái, sơn cũng hàng chục loại. Một cây đàn không thể hoàn thành khi mà đôi tay chưa cầm vào tất tật những dụng cụ ấy. Mùi sơn béc li nồng đậm theo nhịp điệu đôi bàn tay nhanh thoăn thoắt của người thợ bám chặt vào thân đàn. Từng lớp, từng lớp lấp đầy từng thớ gỗ thô mộc.

Khu xưởng nhỏ đầy đủ những dụng cụ mài, đục để chế tác gỗ của người thợ mộc
Bản mộc của các loại đàn đang chờ người thợ khoác lên lớp "áo mới"
Những cây đàn truyền thống vẫn cứ lần lượt ra đời bởi đôi tay của những người thợ lành nghề

Nghệ nhân trẻ tâm sự: "Từng tốt nghiệp Cử nhân Luật nhưng vì những trăn trở của bố nên tôi quyết theo nghiệp bố làm nhạc cụ dân tộc, vì đó là giá trị tinh túy của dân tộc, hồn cốt của ông cha. Tôi mong rằng, nghề làm nhạc cụ truyền thống sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cơ quan quản lý nhà nước để âm thanh những nhạc cụ này ngày càng ghi sâu trong lòng công chúng, để nhạc cụ dân tộc không bị lãng quên bởi những giá trị mới khác".

Nghệ nhân Đỗ Việt Dũng tiếp tục chế tác ra những nhạc cụ dân tộc với thanh âm trong trẻo, đẹp đẽ nhất

Những âm thanh trong trẻo, tươi sáng với đủ mọi cung bậc của những cây đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tì bà… là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa Việt Nam. Những cây đàn truyền thống vẫn cứ lần lượt ra đời bởi đôi tay của những người thợ còn lại ở xưởng nhạc cụ Thanh Cầm vẫn tiếp tục nối dài những giá trị tinh hoa, gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.

Thu Trang – Nguyễn Mai

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Doanh thu 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình' tháng 4 sẽ dành tặng cựu chiến binh

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách