Thứ năm 19/12/2024 11:42

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, những xung đột gần đây tại Bangladesh được nhận định sẽ có tác động nhất định tới chuỗi cung ứng dệt may.

Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin, cuộc xung đột diễn ra đầu tháng 8/2024 tại Bangladesh, khiến Chính phủ nước này phải ban bố lệnh nghỉ 3 ngày cho cả nước đã gây ra nhiều hệ lụy. Cho dù đến nay, các nhà máy sản xuất hàng may mặc đã mở cửa trở lại, tuy nhiên Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI nhận định việc nhiều nhà máy Bangladesh phải đóng cửa do lo ngại bạo lực có thể khiến chuỗi cung ứng dệt may dịch chuyển sang các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Bangladesh đang phải chứng kiến số lượng đơn hàng giảm từ 25-40%. Tuy nhiên, nguyên nhân của việc giảm đơn hàng tại Bangladesh không chỉ đến từ việc xung đột nội bộ, mà còn do nhu cầu ở các thị trường lớn của nước này như Tây Âu, Nga giảm mua hàng vì lạm phát.

Xung đột tại Bangladesh có thể làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may. Ảnh: TTXVN

Khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Bangladesh đến từ các thị trường khu vực Bắc Mỹ và EU. Mặt hàng xuất khẩu chính của Bangladesh là sản phẩm gia công cho các thương hiệu thời trang hàng đầu từ châu Âu như H&M, Zara.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc nhiều nhà máy dệt may ở Bangladesh phải đóng cửa có thể khiến khách hàng cân nhắc chuyển đơn đặt hàng sang các quốc gia khác. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ một số lợi thế nhất định và hoàn toàn có khả năng đón nhận thêm những đơn hàng mới. Bởi trong ngắn hạn, năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh sẽ bị giảm sút ngay giai đoạn cao điểm sản xuất hàng cho mùa Đông.

Các nhà mua hàng sẽ phải tính toán dịch chuyển đơn hàng sang nước khác để bù đắp số lượng thiếu hụt. Những bất ổn về mặt chính trị cũng khiến niềm tin của khách hàng đối với hoạt động sản xuất nói chung, ngành dệt may Bangladesh nói riêng bị giảm sút. Một điểm đáng chú ý là Bangladesh vốn có lợi thế về giá nhân công rẻ nhưng các cuộc biểu tình hiện đang đặt ra sức ép tăng lương cho người lao động.

Tuy vậy, theo các chuyên gia, mức độ dịch chuyển đơn hàng từ Bangladesh sang các nước khác, bao gồm cả Việt Nam sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như tính chất của các đơn hàng và đối tác. Về tổng thể, Bangladesh vẫn có lợi thế lớn về chi phí sản xuất khi có giá nhân công rẻ, lãi suất ngân hàng thấp, được hưởng quyền tiếp cận miễn thuế và không hạn ngạch đối với tất cả các thị trường ở EU.

Các doanh nghiệp Bangladesh cũng được nhà nước trợ cấp chi phí năng lượng để gia tăng xuất khẩu. Hơn nữa, dù còn nhiều bất ổn nhưng Chính phủ mới tại Bangladesh chắc chắn sẽ sớm triển khai các biện pháp để hỗ trợ cho ngành dệt may vì đây là trụ cột kinh tế của đất nước.

Trong khi đó, dệt may Việt Nam định hướng hoàn thiện chuỗi cung ứng, sản xuất sản phẩm mang giá trị cao. Do vậy, việc có đón luồng đơn hàng từ Bangladesh hay không chưa thể khẳng định chắc chắn.

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đang phục hồi rất tốt, 7 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 23,9 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Thân Đức Việt- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho hay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan trong những tháng tới, bởi theo yếu tố chu kỳ thì nhu cầu hàng hóa thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm nay hoàn toàn khả thi.

Ông Thân Đức Việt cũng cho hay, thách thức lớn nhất ngành đang phải đối mặt liên quan đến phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn và các quy định liên quan tại những thị trường xuất khẩu lớn. Ví dụ, thị trường châu Âu hiện có 11 yêu cầu liên quan đến sản xuất xanh như: Chỉ thị về khung chất thải, Chỉ thị về báo cáo phát triển bền vững, Thẩm định về tính bền vững của doanh nghiệp, Thiết kế sinh thái cho sản phẩm, Lệnh cấm hủy hàng tồn kho, Lệnh cấm tẩy xanh…

Bangladesh dù có nhiều khó khăn, tuy nhiên quốc gia này công bố có tới 200 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn LEED (Giấy chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh được cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Mỹ) của Mỹ. Tại Việt Nam số lượng nhà máy đạt tiêu chuẩn này chưa hết một bàn tay. Đây cũng là con số đáng suy nghĩ về chuyển đổi xanh của ngành.

Để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may cần sự hỗ trợ về dòng tài chính xanh với những ưu đãi nhất định để đầu tư công nghệ sản xuất, phát triển nguyên phụ liệu xanh, sạch. Đặc biệt, cần làm rõ tiêu chí xanh để các địa phương thay đổi nhận thức, bỏ cái nhìn không thiện cảm với ngành dệt nhuộm hoàn tất.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025