Thứ bảy 09/11/2024 04:34

Xuất khẩu vào EU trong bối cảnh mới: Tín hiệu khả quan

Sau giai đoạn khốc liệt của đại dịch Covid-19 tàn phá, nền kinh tế EU đang hồi phục khá nhanh, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa phục vụ tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh tăng trở lại, mở ra triển vọng khả quan cho các doanh nghiêp (DN) Việt Nam tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu (XK) hàng hóa vào thị trường EU trong bối cảnh mới.

Các diễn giả tham dự Hội thảo trưc tuyến “Xuất khẩu vào EU trong bối cảnh mới”, do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. Hồ Chí Minh, tổ chức sáng ngày 5/11/2021 đã đưa ra nhận định nêu trên.

Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh - nhận đinh, trong bối cảnh bình thường mới, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần hồi phục trở lại, nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa cũng sẽ tăng. Mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa, trong đó đẩy mạnh khai thác các cơ hội từ EVFTA để XK vào thị trường EU, góp phần thúc đẩy hồi phục nhanh tăng trưởng kinh tế Việt Nam là cần thiết, bởi kinh tế EU đang có dấu hiệu phục hồi khá tốt.

Bà Nguyễn Thảo Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương, đánh giá: Đại dịch đã khiến dòng chuyển thương mại đảo lộn, tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu. Năm 2020 kinh tế EU sụt giảm khoảng 6,1%. Tuy nhiên, EU đã tung ra các gói cứu trợ kinh tế chưa từng có (khoảng 2.364 tỷ Euro), nhờ vậy, kinh tế EU đã phục hồi khá nhanh. Tuy chưa lấy lại được đà tăng trưởng cũ, song tính đến nửa cuối năm 2021, tăng trưởng GDP của EU đã đạt 13,8% so với cùng kỳ 2020, dự báo trong năm 2022 nền kinh tế EU có thể lấy lại đà tăng trưởng GDP như trước. Thị trường EU hồi phục khá nhanh, trong 3 quý đầu năm 2021, EU đã nhập khẩu hàng hóa ngoài khối tăng khoảng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam 8 tháng đầu năm tăng 24,97 tỷ Euro. Các DN Việt Nam cần tận dụng cơ hội trong bối cảnh mới này đẩy mạnh XK vào thị trường EU. Trước đây, đối tác truyền thống tại thị trường EU là khu vực Tây Âu như Đức, Hà Lan, Pháp, Ý, Đan Mạch…, nay có thể tập trung mở rộng sang các nước Bắc Âu, Nam Âu, bởi đó là những thị trường tiềm năng thời gian tới.

Tuy nhiên, theo ông Châu Việt Bách - Phó Tổng Thư ký VIAC, EU từ trước đến nay luôn là thị trường nổi tiếng khó tính đòi hỏi về chất lượng cao, nhiều rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm và các rào cản khác. Các DN Việt Nam XK vào EU thời gian qua thường xảy ra tranh chấp hợp đồng với đối tác EU liên quan đến các điều khoản vấn đề pháp lý về chất lượng hàng hóa, xuất xứ hàng hóa…. Bên cạnh đó, cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường EU cũng rất gay gắt. Muốn mở rộng thị phần XK vào EU, cần phải nắm rõ các qui định pháp lý về hàng hóa, qui trình nhập khẩu của EU, cũng như hiểu biết các vấn đề về cam kết có liên quan trong EVFTA để khắc phục hạn chế, tránh những thiệt hại không đáng có.

Theo bà Nguyễn Thảo Hiền, thị trường EU thói quen tiêu dùng cũng đã có những thay đổi do tác động của đại dịch. Xu hướng tiêu dùng người EU ngoài các sản phẩm có tính bền vững, thân thiện môi trường, an toàn sức khỏe… như trước, nay đã hướng tới cả các sản phẩm thông minh, tiện dụng, có tính chất vùng miền. Người tiêu dùng EU đã tăng cường mua sắm trực tuyến nhằm thích ứng với dịch bệnh. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú động có kế hoạch XK vào EU phù hợp, tăng cường khai thác kênh thương mại điện tử để tiếp cận đối tác và bán hàng, bởi theo EVFTA giao dịch thương mại điện tử với EU được miễn thuế.

Để hỗ trợ XK sang EU, Bộ Công Thương đã soạn thảo cuốn sách các qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu sang EU, giúp DN dễ dàng theo dõi, cập nhật. Các DN cần tiếp cận với cẩm nang này, chủ động theo dõi thị trường EU, xây dựng kế hoạch XK trung và dài hạn và đầu tư sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn và phù hợp xu hướng tiêu dùng của người EU, nhất là tiêu dùng thông minh, sản phẩm tiện dụng, có nhãn mác, truy xuất được nguồn gốc.

Ông Vũ Chiến Thắng - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Tây Ban Nha, cho biết: Các DN XK sang EU nói chung và sang Tây Ban Nha nói riêng, cần lưu ý EU đang triển khai cơ chế cảnh báo các lô hàng chứa chất cấm, chất gây bệnh quá mức an toàn, họ sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn khi hàng đến cảng nhập khẩu. Để tránh rủi ro thiệt hại, DN Việt Nam cần phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, qui định về hàng nhập khẩu của EU từ khâu nuôi trồng, chế biến, vận chuyển… đến lưu thông, qua đó mới có thể giữ chân được bạn hàng và thị trường EU.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?