Thứ sáu 16/05/2025 17:41

Xuất khẩu trái cây vào EU: Cần tuân thủ truy xuất nguồn gốc

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở rộng cơ hội cho các mặt hàng nông sản, trong đó có trái cây Việt Nam vào thị trường EU. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi việc thực hiện truy xuất nguồn gốc phải được triển khai một cách đầy đủ.

Hiện EU là thị trường xuất khẩu (XK) thứ tư của rau, quả Việt Nam, sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Khi EVFTA có hiệu lực, việc miễn giảm thuế nhập khẩu vào thị trường EU sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các nước khác.

Muốn xuất khẩu sang thị trường EU, trái cây Việt phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn e ngại thị trường EU. Bởi lẽ, hàng rào kỹ thuật, quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm… rất khắt khe nên EU được xếp vào loại thị trường khó tính nhất thế giới. Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam- cho biết, rau, quả nào cũng có thể xuất sang EU nhưng quan trọng là phải bảo đảm tiêu chuẩn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất thấp, thậm chí gần như không có. Nếu vi phạm, DN sẽ bị trả hàng, ảnh hưởng đến chính DN và cả ngành rau, quả Việt Nam. Đối với các nhà nhập khẩu rau, quả tươi, việc truy xuất nguồn gốc là bắt buộc, do đó DN EU sẽ yêu cầu cung cấp bằng chứng về nguồn gốc cho tất cả các loại trái cây.

Ông Filip Graovac - Phó Trưởng đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam- đánh giá, dù khá nhạy bén trong kinh doanh, song người Việt Nam áp dụng chưa tốt truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Tuy nhiên, ông cũng đã nhìn thấy những cơ hội lớn mở ra từ các hiệp định CPTPP và EVFTA, trong khi Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến an toàn sau thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh. “Việt Nam có tiềm năng XK hàng nông sản, trái cây, có những sản phẩm tốt và nhà sản xuất có trách nhiệm. Vấn đề là làm sao để thể hiện được những yếu tố này với người mua ngoài biên giới”- ông Filip Graovac nói.

Truy xuất nguồn gốc đang thách thức tăng trưởng của toàn ngành rau, quả. Trên thực tế, để trang bị cho DN Việt Nam những nền tảng cơ bản theo yêu cầu của thị trường, Chính phủ Australia đã tài trợ Dự án “Hỗ trợ truy xuất hàng hóa và phát triển XK”. Theo kế hoạch, dự án được triển khai trong năm 2020 và 2021 với 5 loại hàng như cà phê, tiêu, xoài, hàng gốm sứ và hàng mây tre lá. Dự án cũng đề xuất triển khai đến 13 dòng hàng XK nông sản chủ lực của Việt Nam và đầy đủ các sản phẩm khác thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên cả nước.

Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các dự án, đòi hỏi sự nỗ lực của chính các DN, hợp tác xã phải tuân thủ minh bạch thông tin và nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. “Cùng với các tiêu chuẩn như GlobalGAP, HACCP… thì nhiều điều khoản có thể được coi là mới lạ đối với DN Việt như: Phúc lợi cho người lao động, bảo vệ môi trường,… đòi hỏi các DN cần phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, xây dựng nền tảng tốt thì mới có thể XK tốt sang thị trường này” - ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T - khuyến nghị.

Với hơn 500 triệu người tiêu dùng, EU là thị trường lớn và ổn định, chiếm tới 45% giá trị thương mại toàn cầu của rau, quả tươi. Do đó, nếu làm tốt truy xuất nguồn gốc, trái cây và rau, quả của Việt Nam sẽ có giấy thông hành vào EU.
Thanh Hà

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Đồng Tháp: Sản phẩm OCOP Tân Hồng bứt tốc nhờ kinh tế số

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Tuần lễ kết nối giao thương: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định