Thứ ba 05/11/2024 09:27

Xuất khẩu thủy sản vượt khó tăng trưởng dương trong quý I

Thị trường dần hồi phục cùng với xu hướng tiêu dùng sản phẩm thủy sản có hạn sử dụng lâu gia tăng đang tạo động lực giúp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng trưởng dương trong quý I/2021. Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 4/2021 sẽ tăng khoảng 10%, đạt mức 680 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm nay lên mức 2,32 tỷ USD, tăng gần 4% so với cùng kỳ 2020.

Theo thống kê sơ bộ của Hải quan, xuất khẩu thủy sản đến nửa đầu tháng 3/2021 đạt 326,3 triệu USD. Như vậy, ước tính xuất khẩu thủy sản tháng 3/2021 đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Lũy kế kim ngạch xuất khẩu quý I/2021 sẽ đạt khoảng 1,64 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định là một sự cố gắng lớn của doanh nghiệp trong ngành.

Xuất khẩu thủy sản đang phục hồi tích cực

Phân tích cụ thể, VASEP chỉ ra rằng, trong 2 tháng đầu năm nay xuất khẩu thủy sản cả nước đã phải chịu nhiều tác động từ yếu tố khách quan. Theo đó, chi phí sản xuất thủy sản đã tăng đáng kể, chưa kể tình trạng thiếu tàu, thiếu container và cước phí vân tải lên cao, đặc biệt là cước tàu đi Mỹ, EU. Ngoài ra, vấn đề logistics khó khăn cũng làm tắc nghẽn tại các cảng nhập khẩu chính của Trung Quốc, cùng với việc thị trường này siết chặt kiểm tra, kiểm soát Covid-19 đối với hàng thủy sản càng khiến cho xuất khẩu thủy sản thêm khó khăn. Chính vì thế, việc xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ trong quý I là tín hiệu đáng mừng, cho thấy doanh nghiệp đã có những giải pháp thích nghi để sống chung với dịch bệnh.

Cũng theo VASEP, trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tôm và cá tra có giá trị tương đối cao. Trong đó, xuất khẩu tôm sau khi tăng 16% trong tháng 1, thì tháng 2 đã giảm 19% nhưng sang tháng 3 đã dần phục hồi với mức tăng 10%, đạt 270 triệu USD. Ước tính hết quý I/2021 xuất khẩu tôm đạt 646 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ. Tương tự với cá tra, xuất khẩu quý I đạt khoảng 336 triệu USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, dịch Covid vẫn nghiêm trọng ở nhiều thị trường truyền thống của Việt Nam, làm giảm nhu cầu một số sản phẩm thủy sản chủ lực nhưng đồng thời sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu, giá phù hợp với xu hướng sụt giảm thu nhập, kinh tế của các nước lại tăng lên. Do vậy xuất khẩu các sản phẩm thủy sản thuộc phân khúc hàng khô, đồ hộp, chả cá, surimi có chiều hướng gia tăng, góp phần cho bức tranh xuất khẩu thủy sản quý I và những tháng tiếp theo lạc quan hơn.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký của VASEP - cho biết, chính các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đang tạo động lực giúp xuất khẩu thủy sản phục hồi mạnh mẽ trong các tháng qua. Hiện top 10 thị trường dẫn đầu nhập thủy sản của Việt Nam đang chiếm hơn 75% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản và hầu hết lấy lại được “phong độ” tăng trưởng trong các tháng đầu năm nay. Đặc biệt, thị trường Mỹ đã tăng từ 10 - 25% sau Tết, Canada tăng mạnh lên đến 31%, thậm chí một số nước như Italy, Peru mức tăng đạt đến hơn 100%, còn lại những thị trường khác như Nhật Bản, Trung Quốc đều có mức tăng gần 10%... Sự đảo chiều này cho thấy sau khi tình hình dịch bệnh phần nào được kiểm soát, nhu cầu tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy hải sản đã tăng trở lại. Đồng thời, FTA Việt Nam - EU và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã cho thấy sự phát huy hiệu quả bởi hầu hết các nước tham gia hiệp định với Việt Nam đều có kim ngạch xuất khẩu dương.

Ngoài CPTPP, ông Hòe cho biết, ngành thủy sản cũng đang rất kỳ vọng vào Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Lý do, Trung Quốc vốn là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn, truyền thống của Việt Nam. Với RCEP, việc tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn. “Chúng tôi theo dõi và thấy thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu tốt hơn thời gian trước và đây là cơ sở để thủy sản xuất khẩu sẽ tận dụng tốt hơn FTA mới này” - ông Hòe cho biết.

Theo VASEP, ngay từ sau Tết, hiệp hội đã dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ tăng tốc mạnh từ tháng 3/2021 do các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị kỹ về nguồn cung, vùng nguyên liệu để đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2021. VASEP tin tưởng, với sự chủ động của doanh nghiệp, tín hiệu tích cực của thị trường cùng tác động từ các FTA, trong năm nay tình hình xuất khẩu sẽ khả quan hơn năm 2020.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh