Thứ bảy 21/12/2024 03:16

Xuất khẩu sợi: Chưa khởi sắc

Tình hình xuất khẩu sợi những tháng cuối năm được dự báo chưa có nhiều khởi sắc, nhất là về giá do các nhà nhập khẩu tiếp tục mua hàng cầm chừng để thăm dò thị trường.

Đơn giá liên tục giảm

Ngay từ nửa cuối năm 2018, xuất khẩu sợi của Việt Nam đã chững lại và tuột dốc rất nhanh. Từ tháng 5-9/2018, trung bình mỗi tháng xuất khẩu sợi giảm khoảng 2,5%. Đơn giá xuất khẩu sang Trung Quốc - thị trường nhập khẩu sợi lớn nhất của Việt Nam - liên tục giảm và chỉ còn 2,68 USD/kg ở thời điểm tháng 1/2019.

Ông Cao Hữu Hiếu - Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam - chia sẻ: "Nhiều doanh nghiệp sợi lỗ hàng tỷ đồng mỗi tháng mà không dám dừng sản xuất do chi phí để vận hành quá lớn. Kho không đủ chứa hàng tồn, phải chất cả ở chỗ trống trong nhà máy".

Sợi Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường

Theo lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tổng lượng sợi nhập khẩu của Trung Quốc từ quý IV/2018 đến quý I/2019 chỉ giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Chứng tỏ nhu cầu về sợi của Trung Quốc giảm không đáng kể, lượng sợi tồn kho vẫn chưa đưa hết ra thị trường. Có thể nhà nhập khẩu Trung Quốc đang nhân cơ hội xung đột thương mại để gây sức ép lên các nước xuất khẩu sợi nhằm giảm giá xuống mức thấp.

Hơn nữa, doanh nghiệp xuất khẩu sợi của Việt Nam không chỉ bị giảm giá bán mà còn chịu thêm thiệt hại do Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ. Các nhà nhập khẩu sợi của Trung Quốc đa phần là các công ty kinh doanh thương mại lập tức cắt giảm số lượng sợi nhập khẩu để nghe ngóng tình hình thị trường và chỉ nhập khẩu số lượng đủ bán cho các nhà sản xuất và không mua để tích lũy.

Tại các thị trường khác của sợi Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Đài Loan tuy vẫn có đơn hàng nhưng số lượng rất nhỏ. Đặc biệt, giá bán vẫn theo xu hướng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi.

Nhìn vào bức tranh xuất khẩu sợi của Việt Nam nửa cuối năm 2018 tới nay có thể thấy rõ ảnh hưởng từ xung đột thương mại Mỹ- Trung Quốc. Hơn nữa, gói áp thuế bổ sung giá trị 300 tỷ USD của Mỹ với Trung Quốc vẫn chưa có khả năng bị loại bỏ, do vậy những tháng còn lại của năm 2019, xuất khẩu sợi chưa có triển vọng sáng.

Đa dạng thị trường xuất khẩu

Trung Quốc hiện là thị trường chính của ngành sợi Việt Nam khi chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với Trung Quốc, Việt Nam cũng là đối tác cung cấp sợi chính với thị phần tăng trưởng liên tục. Nếu như năm 2014, Việt Nam chỉ đứng thứ 3 trong các quốc gia xuất khẩu sợi sang Trung Quốc, đến năm 2018 đã vươn lên đứng thứ nhất với 30% thị phần. Do đó, bất kỳ biến động nào đối với ngành dệt may Trung Quốc cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến ngành sợi Việt Nam. Tình trạng này một lần nữa làm nóng lên vấn đề đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cho ngành sợi.

Thực tế, một thời gian dài ngành dệt may bị phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, EU… Cùng với các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và nỗ lực xúc tiến thương mại, đến nay ngành dệt may bắt đầu đa dạng hóa được đầu ra, tránh tình trạng "bỏ trứng vào một giỏ". Theo các chuyên gia, ưu đãi thuế quan hấp dẫn từ CPTPP, EVFTA sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển khâu thượng nguồn của dệt may Việt Nam. Với công nghệ sản xuất hiện đại, nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp sản phẩm sợi của Việt Nam có chất lượng tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và xuất khẩu sang các thị trường trong khối CPTPP, EVFTA.

Bên cạnh đó, một số thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như Puma, Uniqlo có định hướng gia tăng sử dụng lượng sợi tái chế. Đây là gợi ý tốt cho các doanh nghiệp ngành sợi trong chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh dài hơi.

Nửa đầu năm 2019, tăng trưởng xuất khẩu sợi của Việt Nam chỉ đạt 1,1%, tình hình xuất khẩu của ngành nửa cuối năm được dự báo chưa khởi sắc do thị trường sợi thế giới còn nhiều biến động.
Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt