Xuất khẩu sang Trung Đông, châu Phi: Lưu ý hợp đồng thương mại ba bên

Thương vụ Việt Nam tại Maroc, kiêm nhiệm Benin cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, châu Phi cần lưu ý cẩn thận với các hợp đồng ba bên để tránh bị bỏ hàng, từ chối hoặc chậm thanh toán.
Thận trọng khi giao dịch đối tác Benin tại Dubai

Sau 58 ngày đấu tranh, vụ việc một doanh nghiệp xuất khẩu đồ uống Việt Nam gặp rắc rối với đối tác Benin khi đơn hàng tới cảng nhiều ngày nhưng đối tác không nhận hàng, không thanh toán tiền - đã được xử lý dứt điểm, doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được tiền thanh toán. Kết quả này là sự nỗ lực không mệt mỏi của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, của Bộ Công Thương, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Đại sứ quán Việt Nam tại Marốc và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Xuất khẩu sang Trung Đông, châu Phi: Lưu ý hợp đồng thương mại ba bên
Tránh rủi ro, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lưu ý cẩn thận với các hợp đồng thương mại ba bên, bao gồm qua trung gian và/hoặc một đối tác ký hợp đồng sau đó bán cho bên thứ ba với tư cách ủy thác nhận hàng

Thông qua vụ việc trên một lần nữa cho thấy những khó khăn của các thị trường tại Trung Đông - châu Phi nói chung và Tây Phi nói riêng, trong đó có Benin đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù là thị trường tiềm năng, song để tận dụng tốt thị trường, tránh rủi ro, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc, kiêm nhiệm Benin khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt lưu ý cẩn thận với các hợp đồng thương mại ba bên, bao gồm qua trung gian và/hoặc một đối tác ký hợp đồng sau đó bán cho bên thứ ba với tư cách ủy thác nhận hàng. “Bởi xử lý trục trặc có liên quan hợp đồng như này gặp nhiều khó khăn, có thể bế tắc do công tác can thiệp xử lý bị vướng các quy định luật pháp sở tại. Hơn nữa, việc thực thi công vụ tại sở tại thường không theo thông lệ hay các chuẩn mực thương mại quốc tế. Sự thông đồng, tiêu cực, đe dọa chức trách hỗ trợ doanh nghiệp… là khá phổ biến”- đại diện Thương vụ Việt Nam tại Maroc, kiêm nhiệm Benin cho biết.

Ngoài ra, trong hợp đồng ba bên, dù khách hàng chuyển cọc cao vẫn không “triệt tiêu” được rủi ro. Khi đối tác ký hợp đồng “trở mặt”, sẽ rất khó kiểm soát đầu nhận hàng do vướng nhiều quy định, tập quán. Vì vậy, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Maroc lưu ý doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin bên nhận hàng. Đây là yếu tố sống còn trong các thương vụ dạng này.

Bên cạnh đó, để xử lý được vụ việc, các doanh nghiệp xuất khẩu cần gắn kết duy trì trao đổi thông tin diễn biến với các Thương vụ, kịp thời ứng phó và can thiệp với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, cũng như các đơn vị cung ứng dịch vụ sở tại.

Trong bối cảnh hội nhập, kinh doanh thương mại quốc tế, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã có kinh nghiệm thương trường, va chạm nhiều vụ việc phức tạp, song vẫn không thể lường được những khó khăn do hành xử thiếu chuẩn mực và gian dối của đầu nhận hàng. Đơn cử như vụ việc của doanh nghiệp xuất khẩu nước tăng lực của Việt Nam ở trên, đối tác Benin đã “trở mặt”, mục tiêu cuối cùng của họ là thông đồng chờ thanh lý rẻ để chiếm hữu lô hàng.

Tuy nhiên, trước sức ép, biết không thể thực hiện được nên họ buộc phải thanh toán. Mặc dù thời gian xử lý chưa phải dài nhất, song đây cũng là một trong những vụ việc khó khăn nhất trong tổng số hơn 20 vụ việc bỏ hàng, chậm thanh toán và trục trặc đối tác xảy ra tại một số địa bàn do Thương vụ Maroc phụ trách trong hơn 3 năm qua”- đại diện Thương vụ Việt Nam tại Maroc nhấn mạnh.

Hiện nay, công ty Benin đã thanh toán tiền, song Thương vụ Maroc vẫn khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không giao dịch với Công ty SO.GE.COF, người giao dịch là ông Coulibaly Fako (địa chỉ C/664 03 BP 2179 Sainte-Rita, Cotonou, Benin) để tránh rủi ro, thiệt hại.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Xem thêm