Thứ tư 06/11/2024 04:39

Xuất khẩu sang Pháp: Cơ hội rộng mở

Dù chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất trong khối ASEAN tại Pháp và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này vẫn đang rất rộng mở.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp đạt trên 308,3 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Pháp 175 triệu USD, tăng 92%. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu gần gấp đôi so với nhập khẩu, thặng dư 133,3 triệu USD.

Trong bối cảnh xuất khẩu hàng hóa sang Pháp gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 vẫn xuất hiện một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cải thiện. Một trong những nguyên nhân chính là nhờ tận dụng tốt các cam kết giảm thuế quan ngay khi EVFTA được thực thi. 3 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp có trị giá tăng trưởng trên 100% so với tháng 1/2020 gồm: Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 222%; nguyên phụ liệu dệt may, da, giày tăng 160%; gạo tăng 110%. Trong đó, Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Pháp trong tháng 1/2021 đạt 243,7 triệu USD, chiếm 79% tổng giá trị xuất khẩu. Riêng điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu chính, đạt trên 81,6 triệu USD.

Nông sản Việt được bán tại Pháp

Mặt hàng rau, quả dù quy mô xuất khẩu còn hạn chế nhưng cũng có kim ngạch xuất khẩu tăng tốc rõ rệt, đạt hơn 3,5 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Pháp là thị trường xuất khẩu rau, quả lớn thứ 2 của Việt Nam tại EU (chỉ sau thị trường Hà Lan) và là một trong những thị trường tiêu thụ rau, quả nhiều nhất của EU (cùng với Hà Lan và Đức). Các sản phẩm rau, củ, quả và sản phẩm chế biến, nước hoa quả xuất khẩu sang EU nói chung và sang Pháp nói riêng về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Đây sẽ là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường pháp.

Theo Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương), trong những năm gần đây, Pháp luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối Liên minh EU. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, Pháp hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh EU (EU27), chỉ đứng sau Hà Lan, Đức, Áo và chiếm khoảng 10% tỷ trọng trên tổng xuất khẩu hàng hóa sang EU. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng Việt Nam tại thị trường này còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1,1% trên tổng nhập khẩu của Pháp.

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất trong khối ASEAN tại Pháp. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp được dự báo sẽ tăng trưởng trở lại từ cuối quý I/2021, khi tình hình dịch bệnh tại Pháp có thể được kiểm soát tốt hơn và các lệnh phong tỏa dần được nới lỏng. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội để tận dụng cam kết trong Hiệp định EVFTA hiệu quả hơn.

Pháp là thị trường xuất khẩu rau, quả lớn thứ 2 của Việt Nam tại EU (chỉ sau thị trường Hà Lan) và là một trong những thị trường tiêu thụ rau, quả nhiều nhất của EU (cùng với Hà Lan và Đức).

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số