Thứ bảy 23/11/2024 00:17

Xuất khẩu sang EU: Cần đáp ứng các tiêu chuẩn SPS

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) giúp thúc đẩy tăng trưởng một số nhóm ngành nghề của Việt Nam, tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) cần đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS).

Theo đó, EVFTA quy định mỗi bên cần thiết lập danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nông sản, thực phẩm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã hàng hóa xuất khẩu để gửi cho bên còn lại. Thời gian công nhận tương đương cũng được rút ngắn xuống còn 3 tháng kể từ thời điểm nhận được đề nghị so với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (6 tháng).

EVFTA cũng quy định linh hoạt đối với biện pháp SPS do EU ban hành. Việt Nam được lựa chọn 1 trong 3 giải pháp sau nếu gặp khó khăn trong việc đáp ứng một biện pháp SPS của EU: Thứ nhất, EU dành cho Việt Nam một khoảng thời gian chuyển đổi để tuân thủ biện pháp này. Thứ hai, Việt Nam đề xuất một biện pháp SPS tương đương và đề nghị EU xem xét công nhận. Cuối cùng, EU dành hỗ trợ kỹ thuật để giúp Việt Nam đáp ứng được biện pháp SPS.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về các hàng rào kỹ thuật (TBT) như quy định không được sử dụng hóa chất trong thực phẩm, sản phẩm dệt may; đảm bảo nguồn gốc hợp pháp theo Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT); cần tìm hiểu về những quy định trong Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhằm bảo vệ các loại động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm để tránh vi phạm khi xuất khẩu vào EU. Doanh nghiệp thủy sản còn phải lưu ý tới quy định IUU về ngăn chặn việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý tới quy tắc xuất xứ trong EVFTA. Khi xuất khẩu hàng hóa vào EU, việc nắm vững và thực hành đúng các quy tắc xuất xứ được quy định sẽ tránh được các rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

Theo Bộ Công Thương, EVFTA là một trong những FTA được doanh nghiệp tận dụng tương đối hiệu quả. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các tổ chức được ủy quyền đã cấp hơn 62.500 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi tại thị trường EU với kim ngạch hơn 2,35 tỷ USD ngay trong năm 2020. Các mặt hàng đã được cấp C/O chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, vali, rau, quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử...

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD