Thứ ba 24/12/2024 00:29

Xuất khẩu gia vị và hương liệu: Phải hướng đến chế biến sâu

Chế biến sâu và sản xuất theo hướng hữu cơ đang là giải pháp được khuyến cáo nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng gia vị và hương liệu của Việt Nam.
Theo ông Bùi Trung Thướng- Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, gia vị và hương liệu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ hầu hết là sản phẩm thô, do vậy giá trị không cao. "Sản phẩm hương nhang, Ấn Độ nhập khẩu tới 90% nguyên liệu thô từ Việt Nam, sau đó trộn thêm các hương vị khác cho phù hợp với thị hiếu rồi tái xuất với giá trị tăng gấp 5 lần"- ông Thướng nêu ví dụ.

Với kinh nghiệm nhiều năm tìm nguồn hàng từ Việt Nam cung cấp cho thị trường EU, ông Phạm Văn Hiển - Giám đốc Công ty LTP Import Export B.V Hà Lan cũng- cho hay, hàng Việt Nam, trong đó có các loại gia vị và hương liệu chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô sang các nước lớn để gia công lại và mang thương hiệu của các tập đoàn, doanh nghiệp EU. Hiện, đơn vị đang làm một thương hiệu riêng cho Việt Nam để phân phối sang EU và cung cấp cho các siêu thị, nhà bán lẻ.

"Các nhà nhập khẩu gia vị tại EU luôn yêu cầu chất lượng cao. Người tiêu dùng EU coi trọng lối sống lành mạnh, ưa chuộng mặt hàng hữu cơ. Doanh nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc điều này trong định hướng sản phẩm khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU" – ông Hiển nói và cho biết thêm, mỗi nước trong khối EU có giá cả và thị hiếu khác nhau, do vậy cần nghiên cứu kỹ thị trường; có thể thông qua các kênh online, đối tác có sẵn, hội chợ tổ chức ở EU… để quảng bá sản phẩm, thăm dò thị trường.

Nhấn mạnh vào việc tăng cường hợp tác, áp dụng khoa học - công nghệ vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, ông Bùi Trung Thướng cũng cho rằng: Đó là mấu chốt vấn đề để gia vị và hương liệu của Việt Nam gia tăng giá trị. Việc phát triển chuỗi giá trị không nhất thiết tham gia cả chu trình hoàn hảo từ sản xuất đến tiêu dùng mà tập trung vào các khâu lợi thế. Lĩnh vực nào còn hạn chế có thể kêu gọi hợp tác quốc tế, sau đó phát triển và làm chủ công nghệ.

Về việc tìm nguồn công nghệ sản xuất phù hợp, bà Nguyễn Thị Thu Thủy- Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, có thể nhờ vào sự hỗ trợ của các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, doanh nghiệp sẽ sớm tìm được máy móc, thiết bị phù hợp áp dụng vào sản xuất, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi từ sản phẩm thô sang sản phẩm tinh.

Bùi Việt

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?