Thứ bảy 05/04/2025 15:33

Xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD

Năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu đầu tiên từ trước đến nay vượt mốc 100 tỷ USD/năm, đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm qua

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2022 ước đạt 29,66 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2022 ước đạt 29,66 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng trước.

Máy móc, thiết bị và phụ tùng là nhóm hàng được xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều nhất, với kim ngạch xuất khẩu đạt 20,1 tỷ USD, chiếm 18,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam trong năm 2022.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,63 tỷ USD, tăng 3,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,03 tỷ USD, tăng 1,9%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12 giảm 14%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 22,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 10,6%.

Tính chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4%.

Đáng chú ý, về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,3 tỷ USD. Đây cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên từ trước đến nay vượt mốc 100 tỷ USD/năm.

Sau Hoa Kỳ, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, với kim ngạch đạt 57,2 tỷ USD. Ngoài ra, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD.

Tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản và Hong Kong (Trung Quốc), với kim ngạch xuất khẩu lần lượt đạt 24,29 tỷ USD, 24,23 tỷ USD và 10,9 tỷ USD.

Trong năm 2022, Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản 836 triệu USD (năm trước nhập siêu 2,7 tỷ USD); nhập siêu từ Trung Quốc 60,9 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 38,3 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ ASEAN 13,6 tỷ USD, tăng 10,6%.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?