Chủ nhật 22/12/2024 23:26

Xuất khẩu chanh leo sang Australia: Cơ hội rộng mở của trái cây Việt tại thị trường lớn

Ngày 19/10, chanh leo Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang Australia, mở ra cơ hội cho trái cây Việt Nam tăng kim ngạch tại đây.

Chanh leo Việt Nam xuất ngoại sang thị trường Australia

Ngày 19/10, Công ty CP Xuất nhập khẩu thương mại Blue Ocean (Blue Ocean JSC), đóng tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, chính thức xuất khẩu lô hàng trái chanh leo (chanh dây) sang thị trường Australia. Đây là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu trái chanh leo sang thị trường này.

Với hơn 1,5 tấn chanh leo được xuất sang Australia, đánh dấu Blue Ocean JSC là đơn vị Việt Nam đầu tiên xuất khẩu trái chanh leo sang thị trường này, sau nỗ lực đàm phán, mở cửa thị trường. Chanh leo trở thành loại trái cây thứ 5 được xuất chính ngạch sang Australia, sau xoài, nhãn, vải thiều và thanh long.

Trái chanh leo chính thức được cấp phép vào thị trường Australia (Ảnh: TL)

Để trái chanh leo tươi được xuất khẩu sang Australia, phải xây dựng được vùng trồng, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói do Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và có sự kiểm tra, giám sát của phía đối tác. Đồng thời, khâu sản xuất phải bảo đảm quy trình, quy chuẩn, tuân thủ các yêu cầu về an ninh sinh học.

Đặc biệt, để hành trình đưa trái thanh long sang Australia được thuận lợi và tối đa hoá lợi nhuận, Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) đã tổ chức khánh thành nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tại huyện Lâm Hà.

Với tổng diện tích 10.000 m2 và hệ thống công nghệ tiên tiến, nhà máy có khả năng sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 5.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Các sản phẩm được chế biến từ những loại nông sản lợi thế của tỉnh Lâm Đồng, các tỉnh Tây Nguyên lân cận và vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Sầu riêng, chanh leo, chôm chôm, xoài, thanh long… Tất cả đều được xử lý qua quy trình cấp đông nhanh và đóng gói ngay sau thu hoạch, giúp giữ trọn hương vị, độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng tự nhiên.

Trước đó, vào ngày 9/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng Đại sứ quán Australia đã tổ chức lễ công bố xuất khẩu chanh leo Việt Nam sang Australia và xuất khẩu mận từ Australia sang Việt Nam. Đây được đánh giá là dấu ấn mới trong việc hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau xoài, nhãn, vải thiều và thanh long, thì chanh dây trở thành loại trái cây tươi thứ 5 của Việt Nam được chính thức xuất khẩu sang Australia.

Rộng mở cơ hội cho trái cây Việt

Như vậy, sau 7 năm kể từ khi trái thanh long được mở cửa chính ngạch vào Australia, đến nay, một loại trái cây tươi nữa của Việt Nam mới được cấp phép chính ngạch vào thị trường này.

Việt Nam có tiềm năng và lợi thế về trái cây nhiệt đới. Hiện trái cây Việt Nam xuất khẩu đi hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng chanh leo là 20 quốc gia, dưới nhiều dạng như quả tươi, đông lạnh, nước ép.

Diện tích trồng chanh leo hơn 12.000 ha và ngày càng có xu hướng tăng, tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc. Hiện chanh leo cũng được nhiều tỉnh Tây Nguyên quan tâm, mở rộng diện tích.

Những năm gần đây, Việt Nam tập trung nâng cao chất lượng, sản xuất theo chuỗi, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chanh leo; trong đó tập trung vào 2 giống chanh leo vàng và chanh leo tím.

Trong khi đó, với số lượng cộng đồng người Việt tại Australia lớn, đi cùng với đó là nhu cầu của người dân Australia với các sản phẩm của Việt Nam cũng ngày càng lớn (trái cây, gia vị…). Đồng thời, các mặt hàng nông sản giữa hai quốc gia không có sự trùng lắp về loại hình nông sản nào đó như các quốc gia lân cận mình (về trái cây, trái cây Việt Nam là trái cây nhiệt đới, Australia là trái cây ôn đới). Ngoài ra, Việt Nam và Australia cùng là thành viên của nhiều FTA song phương và đa phương. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Australia.

Australia được đánh giá là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới với nhiều yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao, quy trình nhập khẩu nghiêm ngặt. Tại thị trường này, các rào cản kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe, một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Hoa Kỳ và EU. Australia cũng yêu cầu nhiều quy định về nhập khẩu như: Chính sách thuế và thuế suất; quy định về bao bì, nhãn mác; quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch; quyền sở hữu trí tuệ; thương hiệu; tập quán kinh doanh,... Đây cũng là một thị trường có nền nông nghiệp nội địa dồi dào, phong phú. Chính vì vậy, theo Thương vụ Việt Nam tại thị trường Australia, nếu muốn thâm nhập thị trường Australia, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đặt ưu tiên hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm, thay vì giá thành. Ngoài ra, người tiêu dùng Australia còn chú trọng bao bì, mẫu mã và thương hiệu.

Quá trình đàm phán để đưa một loại trái cây sang Australia thường gặp nhiều khó khăn và kéo dài 5 - 10 năm. Minh chứng là trái vải phải mất 12 năm, trái xoài mất hơn 7 năm. Đến nay, Việt Nam đã chính thức được cấp phép xuất khẩu 5 loại hoa quả tươi sang Australia gồm xoài, nhãn, vải, thanh long.

Để trái cây Việt có mặt tại thị trường Australia đã khó nhưng để khẳng định và định vị được thương hiệu trái cây Việt tại thị trường lớn nhất Châu Đại Dương này lại càng không hề dễ dàng.

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, thời gian qua thương vụ đã triển khai liên tục các hoạt động xúc tiến trong đó nổi bật là chương trình quảng bá hướng vào giới trẻ, các hoạt động dùng thử cũng như các hoạt động xúc tiến trên mạng xã hội được triển khai liên tục".

Thương vụ Việt Nam tại Australia dự báo, số lượng trái cây Việt Nam thâm nhập vào "xứ sở chuột túi" sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Trên thực tế, bảo đảm chất lượng; cải thiện bao bì, mẫu mã là cách giúp trái cây Việt tạo dựng thương hiệu bền vững tại cường quốc nông nghiệp như Australia.

Do đó, cần phải có sự liên kết bền vững giữa người nông dân và doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm cao, đáp ứng hàng rào kỹ thuật của thị trường Australia. Việc thâm nhập và tạo được chỗ đứng, uy tín tại Australia - một trong những thị trường khắt khe bậc nhất thế giới đã minh chứng cho chất lượng của trái cây Việt Nam. Đây cũng được coi là tấm vé thông hành giúp trái cây Việt dễ dàng đi vào những thị trường khó tính khác và là cơ hội lớn giúp đa dạng hóa thị trường và nâng cao giá trị cho trái cây Việt.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Tin cùng chuyên mục

Dự báo giá tiêu ngày mai 21/12/2024: Giá tiêu trong nước ngày mai tăng trở lại

Giá tiêu hôm nay 20/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay quay đầu giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 20/12/2024: Giá tiêu ngày mai biến động giảm

Giá tiêu hôm nay 19/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay đồng loạt tăng

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay cao nhất 146.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 17/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay đang neo ở mức cao

Giá tiêu hôm nay 16/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay đi ngang

Giá tiêu hôm nay 15/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay tiếp tục tăng mạnh

Chương trình NESCAFÉ Plan đạt “Giải thưởng năm” tại Lễ trao giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024

Giá tiêu hôm nay 14/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay tăng trở lại

Chuyển đổi số: Nông sản Việt Nam tăng cơ hội 'chinh phục' nhiều thị trường khó tính

Giá lúa gạo hôm nay ngày 13/12: Gạo tiếp đà giảm nhẹ, giá lúa cao

Giá tiêu hôm nay 13/12/2024: Giá tiêu trong nước giảm nhẹ

Tăng cơ hội tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn

Dự báo giá tiêu ngày mai 13/12/2024: Giá tiêu ngày mai có tăng nhẹ trở lại?

Giá tiêu hôm nay 12/12/2024: Giá tiêu trong nước cao nhất gần 150.000 đồng/kg

Trên 5,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ lên sàn thương mại điện tử

Giá tiêu hôm nay 11/12/2024: Giá tiêu tiếp đà tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 11/12/2024: Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg?

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử