Thứ bảy 28/12/2024 17:07

Xét xử Dư Anh Quý vì đánh cắp, mua bán hàng triệu dữ liệu thông tin cá nhân của nhiều công ty điện lực

Khi khách hàng có nhu cầu mua thông tin dữ liệu, Dư Anh Quý trao đổi, thỏa thuận mua các gói dữ liệu với giá từ 200 đồng - 1.000 đồng/thông tin giao dịch.

Ngày 23/8, Toà án nhân dân TP.Hà Nội đưa ra xét xử bị cáo Dư Anh Quý (SN 1988, ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh) và Lại Thị Phương (SN 1992, vợ Qúy) về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn theo theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, Quý là nhân viên hợp đồng làm lập trình viên phòng giải pháp quản lý kinh doanh điện (nay là Trung tâm phát triển phần mềm) của Công ty Viễn thông điện lực và công nghệ thông tin. Quá trình làm việc tại đây, Quý được tiếp cận cơ sở dữ liệu chứa thông tin cá nhân khách hàng của công ty điện lực các địa phương.

Các bị cáo tại toà

Tuy nhiên, vào tháng 7/2017, vợ chồng Quý thành lập Công ty giải pháp năng lượng VinitTech chuyên viết phần mềm theo đơn đặt hàng của các khách hàng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Biết được một số người có nhu cầu mua dữ liệu thông tin khách hàng, lợi dụng việc này, Quý đã lén lút sao chép dữ liệu thông tin cá nhân được đăng ký trong hệ thống dữ liệu của Tập đoàn mang về lưu giữ tại ổ cứng di động cá nhân.

Trong khi theo quy định của Tập đoàn, không cá nhân, tổ chức nào được xâm nhập, lấy cắp, sao chép, trích xuất, trao đổi, mua bán dữ liệu là các thông tin khách hàng mà không được sự đồng ý của tập đoàn.

Để tổ chức việc bán dữ liệu, Quý lập website đăng tải các nội dung liên quan đến các nhóm khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu mua thông tin dữ liệu, Quý thỏa thuận mua các gói dữ liệu gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ của khách hàng, giá giao dịch từ 200 đồng đến 1.000 đồng/1 thông tin giao dịch.

Cụ thể, theo kết quả điều tra xác định, từ ngày 13/12/2018 đến ngày 24/11/2018, vợ chồng Quý đã bán hàng triệu dữ liệu cá nhân khách hàng, thu lợi bất chính hơn 279,2 triệu đồng.

Tại tòa, bị cáo Quý thừa nhận đã xâm nhập vào các trang website, vượt qua các “tường lửa” và lấy dữ liệu của Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Tổng công ty điện lực Miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Miền Nam. Do vụ án phát sinh tình tiết mới nên tòa án quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hội đồng xét xử

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Cưỡng chế thuế Công ty Sản xuất Đá Granite Phú Minh Trọng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế 4 doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Nam: Học sinh nuôi búp bê Kuman Thong để…cầu học giỏi

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?