Bên trong nhà máy sản xuất máy tính bảng “Make in Việt Nam” đầu tiên tại Việt Nam Hỗ trợ máy tính bảng với học sinh phổ thông thuộc hộ nghèo |
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, tiếp nối kết quả Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế - Vietnam International Sroucing 2024 do Bộ Công Thương tổ chức vào tháng 6/2024, cùng với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Hoa Kỳ, Cơ quan Thương vụ và Hiệp hội Công nghệ vi mạch bán dẫn thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Xelex Việt Nam đã đưa mẫu laptop và máy tính bảng Latimer vào hệ thống trường học tại bang Maryland, hướng tới việc tích hợp AI vào các sản phẩm của Tập đoàn và thâm nhập sâu hơn vào thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Tiếp nối kết quả Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế - Vietnam International Sroucing 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, mới đây, Tập đoàn Xelex Việt Nam đã đưa mẫu laptop và máy tính bảng Latimer vào hệ thống trường học tại bang Maryland. Ảnh: Ngọc Hưng |
Theo đó, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại Công ty Công nghệ Practical, bang Maryland (Mỹ) đã diễn ra buổi giới thiệu sản phẩm máy tính xách tay/máy tính bảng mang tên Latimer do Tập đoàn Xelex của Việt Nam thiết kế và sản xuất.
Đây là sản phẩm công nghệ kết hợp giữa các nhà sáng tạo Hoa Kỳ và Việt Nam, qua đó phản ánh năng lực ngày càng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
Theo đánh giá, đây là dòng máy tính xách tay/máy tính bảng Latimer "2 trong 1" với các tính năng bảo mật hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng, đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ các doanh nghiệp trong nước.
Ông Kevin Andersen - Bộ trưởng Thương mại bang Maryland - phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Ngọc Hưng |
Ông Nguyễn Ái Hữu - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Xelex - cho biết, sản phẩm này đã được cho ra mắt sau gần 5 năm nghiên cứu.
Trong thời gian tới, Xelex sẽ đưa sản phẩm thương hiệu Latimer vào hệ thống trường học tại bang Maryland, hướng tới việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào các sản phẩm của mình và thâm nhập sâu hơn vào thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Ông Hữu chia sẻ, Lewis Howard Latimer là tên một nhà bác học da màu người Hoa Kỳ, sở hữu nhiều bằng sáng chế quan trọng trong giai đoạn công nghiệp hoá của Hoa Kỳ. Xelex cùng với đối tác tại Maryland đã quyết định đặt tên cho dòng sản phẩm máy tính/máy tính bảng là Latimer nhằm thể hiện khát vọng vươn lên trong lĩnh vực công nghệ.
Tham tán, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ Đỗ Ngọc Hưng phát biểu tại sự kiện. Ảnh: N.H |
Sau nhiều cuộc thảo luận cùng với chính quyền bang Maryland, đại diện cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ và Tập đoàn Xelex, các bên đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch hợp tác nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư cho sản xuất thiết bị tại Việt Nam cũng như tại Maryland.
Kế hoạch này nằm trong xu hướng kêu gọi đầu tư sản xuất vi mạch bán dẫn tại Hoa Kỳ mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đang khuyến khích.
Luật sư Gabriel Christian từ Văn phòng luật GJC đã đại diện đoàn doanh nghiệp bang Maryland sang Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các chương trình đào tạo, đồng thời kêu gọi việc khởi động các nguồn đầu tư và quỹ đầu tư trong tương lai.
Dự án phát triển sản phẩm máy tính/máy tính bảng Latimer của Xelex chính là thành công bước đầu đáng khích lệ.
Ông Mai Nam - Phó Tổng giám đốc Xelex Việt Nam - giới thiệu sản phẩm tại sự kiện. Ảnh: Ngọc Hưng |
Mẫu laptop và máy tính bảng Latimer là sản phẩm công nghệ kết hợp giữa các nhà sáng tạo Mỹ và Việt Nam, qua đó phản ánh năng lực ngày càng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ. Ảnh: Ngọc Hưng |
Đoàn làm việc với đồng chí Nguyễn Quốc Dũng - Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ảnh: Ngọc Hưng |
Đoàn cùng đối tác làm việc với chính quyền bang Maryland để tìm hiểu về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: Ngọc Hưng |
Theo ông Gabriel, Latimer được thiết kế và chế tạo tại Việt Nam với sự đóng góp và hợp tác từ Hoa Kỳ. Đây là dòng máy tính có các tính năng AI và tính năng bảo mật rất đặc biệt, vốn rất quan trọng đối với các tổ chức chính quyền khu vực công cũng như doanh nghiệp tư nhân nhằm giúp họ có thể tiếp cận và hưởng lợi. Luật sư hy vọng trong thời gian tới, Latimer có thể được sản xuất ngay tại nhà máy ở Hoa Kỳ, với nguyên liệu đầu vào từ Việt Nam. Luật sư Gabriel nhận định rằng đây là một nỗ lực chung nhằm tối ưu hóa những giá trị tốt nhất, từ đó không chỉ Hoa Kỳ mà cả thế giới sẽ được hưởng lợi từ công nghệ Việt Nam.
Ông bày tỏ niềm tự hào khi trở thành đối tác của Tập đoàn Xelex, đồng thời mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác bền vững trong tương lai.
Chính quyền bang Maryland và cá nhân ông Gabriel sẽ nỗ lực kết nối dự án Latimer với đối tác từ các trường đại học và hệ thống giáo dục cộng đồng của bang, từ đó sẽ tạo ra các công nghệ thực tiễn, góp phần vào sự thịnh vượng cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian tới.