
Côn đảo được xây dựng là khu du lịch tâm linh
CôngThương - Chương trình nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2020 phát triển du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới…
Theo đó, mục tiêu cụ thể là đến năm 2015 thu hút 7-7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 36-37 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD. Đến năm 2020 số khách quốc tế tăng lên 10-10,5 triệu lượt, phục vụ 47-48 triệu lượt khách nội địa và tổng thu từ khách du lịch tăng lên 18-19 tỷ USD. Ngoài ra, chương trình cũng sẽ xây dựng và chuyển giao quản lý, khai thác khoảng 20 sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc thù, có chất lượng cao cho các địa phương đến năm 2015. Đến năm 2020 là khoảng 50 sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc thù cho các địa phương. Trung bình mỗi năm xây dựng được ít nhất 5-6 sản phẩm du lịch tiêu biểu phù hợp với từng thị trường, nhóm thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam và 3-4 sản phẩm du lịch chất lượng cao cho thị trường khách du lịch nội địa. Đến năm 2020, hỗ trợ 100% khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, địa bàn du lịch trọng điểm triển khai được chương trình nâng cao chất lượng môi trường du lịch (môi trường tự nhiên và nhân văn) góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Đặc biệt, năm 2015 xây dựng 3-4 thương hiệu du lịch cấp vùng và tổ chức các hoạt động phát triển thương hiệu; đến năm 2020 xây dựng thương hiệu và thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu cho cả 7 vùng du lịch của Việt Nam, trên cơ sở lấy đặc điểm tài nguyên du lịch để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng làm yếu tố cơ bản để tạo vùng. 7 vùng phát triển du lịch đặc trưng bao gồm: Trung du miền núi Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT-DL)Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, quy hoạch tổng thể phải làm nổi bật tính đặc trưng của từng vùng, miền trên cơ sở đó, xác định rõ hướng đầu tư phát triển. Theo đó, với lợi thế biển đảo, sinh thái các vùng sẽ có hướng khai thác mang tính cạnh tranh cao, nhằm phát huy tiềm năng, tránh trùng lặp. Như Đồng bằng sông Hồng phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, tham quan biển, du lịch thể thao mạo hiểm. Vùng Đông Nam bộ sẽ hướng tới nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử, tâm linh điển hình với Phú Quốc, Côn Đảo. Còn Vùng Bắc Trung bộ du lịch biển gắn với di sản để nâng khả năng cạnh tranh với các vùng biển đẹp khác.
Đặc biệt, năm 2015 xây dựng 3-4 thương hiệu du lịch cấp vùng và tổ chức các hoạt động phát triển thương hiệu; đến năm 2020 xây dựng thương hiệu và thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu cho cả 7 vùng du lịch của Việt Nam. |