Thứ hai 23/12/2024 06:35

Xây dựng nông thôn mới: Tiền Giang đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP

Tiền Giang đặt mục tiêu xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025, trong đó đẩy mạnh Chương trình OCOP, đa dạng hóa các kênh phân phối, tiêu thụ nông sản.

Phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng

Một trong những điểm nổi bất trong xây dựng nông thôn mớicủa tỉnh Tiền Giang là có xuất phát điểm thấp so với mặt bằng chung của cả nước cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vào cuối năm 2015, số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh chỉ chiếm 8,7%, thấp hơn so với mức bình quân chung của Đồng bằng sông Cửu Long, thấp hơn rất nhiều so với cả nước là 22%.

Tỉnh Tiền Giang hỗ doanh nghiệp, hợp tác xã... đa dạng hóa các kênh phân phối, tiêu thụ nông sản gắn với liên kết theo chuỗi giá trị

Hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở Tiền Giang đã có bước phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn của tỉnh đã cao hơn tỷ lệ bình quân chung của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và bằng tỷ lệ bình quân chung của cả nước.

Đến nay, toàn tỉnh có 131/142 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, có 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 đô thị (TP. Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và 3 huyện (Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây) đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Toàn tỉnh Tiền Giang có 119 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao (75 sản phẩm 4 sao, 44 sản phẩm 3 sao) với 36 chủ thể tham gia, trong đó có 8 hợp tác xã, 22 doanh nghiệp và 6 hộ sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung, hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Tiền Giang không ngừng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, ông Phạm Văn Trọng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang - cho biết: Trong giai đoạn 2021- 2025, Tiền Giang tiếp tục gắn kết chặt chẽ Chương trình xây dựng nông thôn mới với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng thêm ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 97… Và có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, theo ông Phạm Văn Trọng, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới xây dựng kế hoạch tiếp tục nâng chất các tiêu chí đã đạt. Đồng thời, tiếp tục xây dựng kế hoạch để đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025…

Nhằm tạo động lực, kịp thời tháo gỡ các nút thắt trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh Tiền Giang chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP). Cùng với đó hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn, phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, đa dạng hóa các kênh phân phối, tiêu thụ nông sản gắn với liên kết theo chuỗi giá trị. Trong đó ưu tiên phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới… nhằm tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Nhờ linh hoạt, sáng tạo trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, sau hơn 10 thực hiện chương trình diện mạo nông thôn của tỉnh Tiền Giang như được khoác trên mình chiếc áo mới rạng rỡ và tràn đầy sức sống hơn. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững