Thứ ba 24/12/2024 06:30

WB: Kinh tế Việt Nam phát triển tương đối tốt trước đợt dịch mới

Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá kinh tế Việt Nam dường như phát triển tương đối tốt trước đợt bùng phát dịch thứ 4. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp và bán lẻ vì cả hai ngành này đều có thể tiếp tục bị ảnh hưởng.

Theo báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6, WB đánh giá cao khả năng chống chịu của hoạt động sản xuất công nghiệp trước đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4. Cụ thể, sản xuất công nghiệp trong tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% (so với tháng trước) và 11,2% (so với cùng kỳ năm trước) mặc dù đại dịch Covid - 19 có nhiều diễn biến xấu trong thời gian gần đây. Chỉ số PMI đạt mức 53,1 trong tháng 5, cho thấy điều kiện kinh doanh cải thiện so với tháng trước, mặc dù thấp hơn so với mức 54,7 vào tháng 4.

WB đánh giá cao khả năng chống chịu của hoạt động sản xuất công nghiệp trước đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4

Tuy nhiên, theo WB, những con số trung bình này có thể không cho thấy sự khác biệt giữa các địa phương, vì hoạt động bị gián đoạn tại các nhà máy ở Bắc Giang và Bắc Ninh chắc chắn đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của một số sản phẩm điện tử, từ đó có thể làm giảm sản lượng trong những tuần tới.

Trên thực tế, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tại Bắc Giang giảm 40,9% (so với tháng trước) và 33,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 5/2021, trong khi chỉ số sản xuất hàng điện tử giảm 53,6% (so với tháng trước) và 46,9% (so với cùng kỳ năm trước). Cần lưu ý là chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam hàng tháng dựa trên dữ liệu thu thập đến ngày 15 hàng tháng, trong khi các cơ quan chức năng dự báo giá trị cho nửa cuối của tháng.

Bên cạnh đó, WB cũng đã chỉ ra những tác động mà kinh tế Việt Nam phải đối diện trước đợt dịch mới. Cụ thể, dưới tác động của giãn cách xã hội, các cửa hàng phải đóng cửa, doanh số bán lẻ giảm 3,1% trong tháng 5 sau khi phục hồi ngắn ở tháng trước đó. Theo WB, có sự tác động không đồng đều của Covid-19 giữa các tiểu ngành bán lẻ vì doanh số của ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, giảm 8,9% so với tháng trước, so với hàng hoá chỉ giảm 1,7%.

Với các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, theo WB, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 5 do kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn FDI giảm lần lượt 6,7% và 20% so với tháng 4. Mức sụt giảm xuất khẩu này là lớn nhất kể từ tháng 6/2020. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vẫn đạt mức cao nhất mà Việt Nam từng ghi nhận, lần lượt tăng 29,1% và 35,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Kết quả đáng chú ý này phản ánh sự tăng trưởng vững chắc trong xuất khẩu máy tính, điện tử và máy móc thiết bị. Điều này cũng phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của xuất khẩu điện thoại, dệt may và giày dép, lần lượt tăng 19,5%, 16,1% và 27% so với cùng kỳ năm trước trong 5 tháng năm 2021. Mức tăng trưởng trên diện rộng này được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như nhu cầu đang phục hồi từ EU, Hàn Quốc và Nhật Bản” - báo cáo của WB chỉ rõ.

Với thu hút FDI, Việt Nam đã giảm tháng thứ hai liên tiếp. Mức cam kết thấp hơn này có thể phản ánh các yếu tố thời vụ, nhưng cũng thể hiện sự thận trọng của các nhà đầu tư nước ngoài do tình hình bùng phát dịch hiện nay. Trong 5 tháng đầu năm, tổng vốn FDI cam kết đạt 14 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của tăng giá hàng hóa thế giới, lạm phát Việt Nam tiếp tục tăng. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,3% so với tháng 4. Giá cả hàng hóa tăng gần đây phản ánh quyết định tăng giá nhiên liệu của Chính phủ vào cuối tháng 4 và giữa tháng 5, khiến giá xăng, dầu diesel và dầu hỏa đều tăng. Do thiếu hụt nguồn cung, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kim loại cũng tăng 4,8% so với tháng trước, làm tăng giá nhà ở và vật liệu xây dựng.

Các chuyên gia WB nhận định, mặc dù nền kinh tế dường như đã phát triển tương đối tốt trước đợt bùng phát dịch thứ tư, nhưng một số dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế sẽ chậm lại nếu đại dịch không được kiểm soát trong ngắn hạn. Hầu hết các chỉ số di chuyển, đặc biệt là ở các trung tâm đô thị lớn đã giảm mạnh và xuất hiện một số áp lực lên chuỗi giá trị của các ngành chiến lược (điện tử và xây dựng). Vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng có thể bị giảm nhẹ với sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn FDI. Các diễn biến này cần được theo dõi chặt chẽ trong những tuần tới.

"Nếu đợt bùng phát này không được nhanh chóng ngăn chặn, Chính phủ có thể cần xem xét chuyển sang chính sách tài khóa thích ứng hơn bằng việc hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch cũng như đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công để thúc đẩy nhu cầu trong nước" - WB khuyến nghị.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn