Chủ nhật 04/05/2025 00:05

“Vùng” kinh tế Nhật Bản

Với Việt Nam, Nhật Bản là đối tác phát triển cung cấp nguồn vốn ODA lớn nhất, là nhà đầu tư nước ngoài có cam kết vốn và thực tế giải ngân lớn nhất và cũng là bạn hàng lớn về thương mại.

 - Chiến lược đầu tư “Hướng tới một xã hội tương lai an toàn và có nhiều lựa chọn cho thế hệ trẻ” vừa được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản công bố càng cho thấy tâm huyết hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững của Nhật Bản.

Hợp tác trên các mặt trận

Hình ảnh Đại sứ Nhật Bản Hiroshi Fukada cúi đầu tưởng niệm, thay mặt Chính phủ nước này xin lỗi và chia buồn với gia đình các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ cách đây không lâu được báo chí quan tâm đặc biệt. Không chỉ là sự chia sẻ và cảm thông, ông Hiroshi Fukada cho thấy tấm thịnh tình của đất nước và người dân Nhật Bản với Việt Nam. “Tôi hứa sẽ cố gắng với trách nhiệm của mình không để xảy ra những sự cố như vậy nữa”, Đại sứ Hiroshi Fukada, được báo chí dẫn lời, nói.

Với Việt Nam, Nhật Bản là đối tác phát triển cung cấp nguồn vốn ODA lớn nhất, là nhà đầu tư nước ngoài có cam kết vốn và thực tế giải ngân lớn nhất và cũng là bạn hàng lớn về thương mại. Trở thành người tiên phong trong việc nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam, cũng như đứng đầu trong các quốc gia viện trợ cho Việt Nam (chiếm 30% tổng vốn ODA) trong hơn 20 năm qua, Nhật Bản đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thông qua việc xây dựng và trang bị cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt, nhà máy điện, cảng biển... ODA của Nhật Bản đã và đang hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng thêm việc làm, thúc đẩy thương mại, tăng cường liên kết với khu vực tư nhân.

Quan hệ hợp tác Việt - Nhật đang ở giai đoạn thuận lợi

Về cơ bản, các dự án ODA lớn của Nhật thường có chung đặc điểm là kết nối các khu vực đầu tư tập trung của DN nước này với các hạ tầng giao thương quan trọng như cảng biển, sân bay, nguồn nguyên liệu. Rất nhiều dự án liên quan đến việc hỗ trợ DN nước này có cơ hội tốt hơn trong sản xuất và giao thương như thế đang giúp hình thành một cộng đồng DN Nhật Bản kinh doanh thành công ở Việt Nam. Tuy thế, hỗ trợ phát triển hạ tầng dường như là chưa đủ. Khi mà cộng đồng kinh doanh Nhật Bản ngày càng lớn, nhu cầu sống tốt ở Việt Nam cho các doanh nhân Nhật Bản dường như đang đặt ra vấn đề với dòng vốn ODA đang và sẽ đổ vào Việt Nam.

Chiến lược đầu tư “Hướng tới một xã hội tương lai an toàn và có nhiều lựa chọn cho thế hệ trẻ” vừa được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) công bố càng cho thấy tâm huyết hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững của Nhật Bản.

Trong bối cảnh nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng cao, do tăng trưởng kinh tế nhanh và gia tăng dân số, người dân Việt Nam phải mất thời gian và công sức để mua được thực phẩm an toàn. Cũng bởi, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng hóa chất và phân hóa học quá nhiều… “Là một người sinh sống tại Việt Nam, tôi cũng cảm nhận được sâu sắc vấn đề này”, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Mori Mutsuya nói.

Cũng bởi vậy, Nhật Bản hiện đang thực hiện hợp tác kỹ thuật để hỗ trợ xây dựng và tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát thực phẩm. Ngoài ra, Nhật Bản đang đề xuất áp dụng mô hình GAP, lược giản bớt nội dung qui định của VietGAP và chỉ tập trung vào những nội dung quan trọng và trực tiếp đảm bảo sản xuất nông sản an toàn để ngay cả các hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ cũng có thể áp dụng một cách dễ dàng.

Hướng tới đối tác toàn diện

Đáp lại lời đề nghị ưu tiên hỗ trợ cho ngành nông nghiệp Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản - ASEAN vào tháng 12/2013, ông Mori Mutsuya tiết lộ: “Trong thời gian tới, Nhật Bản dự định sẽ tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực này”. Ở một nước mà 50% người dân làm nông nghiệp như Việt Nam thì việc nâng cao đời sống của người dân và thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua phát triển nông nghiệp là một cách làm mang tính hiện thực.

Hay, để đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường đô thị do lượng dân nhập cư tăng nhanh chóng, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ cải thiện môi trường đô thị của TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương. “Hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam, thông qua những hỗ trợ này là lời hứa xây dựng một xã hội tương lai có nhiều lựa chọn cho thế hệ trẻ”, Trưởng đại diện JICA Mori Mutsuya nói về định hướng đầu tư mới của Nhật Bản tại Việt Nam thời gian tới.

Đặc biệt trong vấn đề lao động, Nhật Bản cho rằng việc đào tạo nguồn nhân lực tạo ra giá trị gia tăng cho nội tại nền kinh tế Việt Nam sẽ là nhân tố thúc đẩy kinh tế tăng trưởng với chất lượng cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với Việt Nam khi hội nhập khu vực kinh tế ASEAN và thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như tránh bị rơi vào “cái bẫy thu nhập trung bình”.

Một mô hình đào tạo nguồn nhân lực như Nhật Bản đang được hình thành với việc hỗ trợ cho trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo nghề trọng điểm trong phát triển nhân lực. Trong tương lai, mô hình này sẽ được nhân rộng.

Và với một môi trường an toàn, sự đa dạng về lựa chọn sẽ không chỉ dành cho giới trẻ Việt Nam mà sẽ còn cho cả các nhà đầu tư Nhật Bản. Điều này có thể nhìn thấy trong động thái của các DN Nhật Bản khi Chính phủ nước này triển khai hình thức hợp tác ODA mới nhằm phát huy những kỹ thuật và sản phẩm tiên tiến của các DNNVV Nhật Bản sang các nước đang phát triển. Theo JICA, khoảng 25% DNNVV Nhật Bản mong muốn đầu tư sang các nước có nguyện vọng được triển khai dự án tại Việt Nam.

Tất nhiên, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn hợp tác thuận lợi cũng là cơ hội để các chuyên gia nhận định, Việt Nam đang có lợi thế thu hút dòng dịch chuyển khu vực đầu tư của Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay. Với đối tác này, những động thái đầu tư từ sản xuất cho đến hỗ trợ phát triển hạ tầng, rồi đến vấn đề phát triển nông nghiệp sạch, môi trường… đang cho thấy một “vùng” kinh tế Nhật Bản nằm trong lòng nền kinh tế Việt Nam, khăng khít và không thể thiếu trong quá trình phát triển sắp tới của đất nước.

Theo Thời báo Ngân hàng

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

'Bắt tay' Áo, Việt Nam tiến gần hơn tới công nghiệp bán dẫn hiện đại

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/5: Đặc nhiệm Ukraine tử nạn ở Sumy

Thế giới nói gì về Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/5: Quan chức Ukraine rút chạy ở Sumy

Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Việt Nam chuẩn hoá bảo vệ người tiêu dùng qua hợp tác quốc tế: Định vị bản đồ niềm tin mới

Khánh thành Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế mừng chiến thắng 30/4

Nga giới thiệu xe tăng 'cua mắt đỏ' T-90MS tại Peru

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 29/4: Nga giành đất Kharkiv, siết quân Ukraine

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 29/4: Nga dội đòn 'trời giáng' vào Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 28/4: Nga càn quét lực lượng Ukraine

Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/4: ‘Đặc vụ Ukraine’ bị bắt giữ

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/4: Ukraine kỳ vọng nhận hơn 39 tỷ USD hỗ trợ

Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/4: Ukraine hứng chịu thương vong lớn

Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/4: Lính Ukraine tình nguyện đầu hàng