Thứ năm 12/12/2024 18:44

Vùng cao A Lưới phát triển chuối già lùn theo hướng thị trường

Từ cây trồng xóa nghèo ở huyện miền núi A Lưới, nhiều năm qua với sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền và người dân địa phương, hiện nay sản phẩm nông sản chuối già lùn A Lưới đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và khẳng định thương hiệu hàng nông sản sạch, an toàn.

Anh Nguyễn Hải Tèo ở xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới, cho biết: Năm 2019 thông qua hội đồng nông dân Xã Nhâm, sau khi được tiếp cơn mưa vốn tính dụng ưu đãi chính sách xã hội với tổng số tiền 50 triệu đồng, anh đã quyết định đổi 1,5ha đất trồng keo sang trồng chuối già lùn theo hướng an toàn hữu cơ với gần 1.500 gốc. Ước tính hằng năm nông trại chuối già lùn cho thu hơn 20 tấn với giá 5.000/1kg, trừ chi phí cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

Anh Tèo chia sẻ: "Trồng cây chuối đỡ vất vả hơn so với trồng các loại cây khác vì vậy tôi đã quyết định lấy số tiền vay mở rộng mô hình trồng chuối. Hiện nay mô hình trồng chuối đang được UBND huyện A Lưới khuyến khích vì thế tôi cũng mạnh dạn đầu tư trồng thêm, bước đầu mang lại hiệu quả cao".

Anh Hồ Văn Gian ở xã Hồng Kim, huyện A Lưới chia sẻ: “Chuối già lùn dễ trồng, phù hợp thổ nhưỡng địa phương, ít công chăm bón lại cho năng suất cao. Hơn 200 gốc chuối già lùn cho gia đình tôi thu hoạch 2 - 3 buồng/ngày, giá bán 10 - 15 ngàn đồng/kg, thu nhập gần 100 ngàn đồng/ngày. Tôi đang đăng kí mua thêm 50 cây giống để tiếp tục trồng".

Cây chuối gìa lùn đang được phát triển mạnh tại huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Ông Hồ Trọng Chăn - Chủ tịch UBND xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới cho biết: Trước đây người dân có trồng chuối nhưng chỉ mang tính chất trồng theo kiểu địa phương. Tuy nhiên hiện nay, việc trồng chuối đã có sự chỉ đạo định hướng và trồng theo mô hình và người dân cũng đã trồng nhiều hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Huyện A Lưới hiện có hơn 400ha chuối. Trong đó diện tích chuối già lùn là 116ha. Bước đầu chuối già lùn đã tạo ra sản phẩm hàng hóa khẳng định được thương hiệu. Góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với chương trình Ocop của tỉnh.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới tham quan mô hình trồng chuối trên địa bàn huyện

Một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 – 2025 mà huyện A Lưới đặt ra tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) là tăng năng suất cây chuối hàng hóa với diện tích 440ha, trong đó trồng mới chuối tập trung khoảng 200ha. Thực tế, thời gian qua, việc phát triển bền vững cây chuối già lùn trên địa bàn huyện vẫn còn gặp những khó khăn như diện tích trồng còn phân tán, manh mún; trình độ thâm canh của người dân chưa cao, đầu ra tiêu thụ sản phẩm chưa thật sự ổn định…

Ông Hồ Văn Ngưm - Phó chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: Đối với phát triển chuối, hiện nay huyện đã có đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xác định rõ 60% là người dân, 40% là nhà nước hỗ trợ. Về nguồn lực chính hiện nay vẫn là từ các chương trình theo kinh tế xã hội, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, chương trình xây dựng nông thôn mới… nhằm hỗ trợ cho người dân có kinh phí ban đầu để tạo điều kiện cho bà con phát triển nguyên liệu.

“Thời gian tới, huyện sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực cho ngành nông nghiệp để triển khai diện rộng diện tích trồng chuối trong đó ưu tiên nguồn lực dành cho các hộ nghèo hộ gia đình chính sách đồng bào dân tộc. Ngoài ra huyện A Lưới còn tăng cường hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tập trung quảng bá sản phẩm tại các siêu thị, hội chợ thương mại, nhất là trên sàn giao dịch điện tử hàng nông sản để thương hiệu chuối già lùn A Lưới vươn xa, mở rộng thị trường”, ông Ngưm nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới: Hiện nay, các phòng, đơn vị chức năng của huyện đang tăng cường hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, các siêu thị, hợp tác xã để tiêu thụ sản phẩm và tập trung cho công tác thông tin, quảng bá sản phẩm tại các siêu thị, hội chợ thương mại, nhất là trên sàn giao dịch điện tử hàng nông sản để thương hiệu chuối già lùn A Lưới vươn xa ra thị trường ngoài tỉnh và cả nước.

Đồng thời, huyện sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực cho ngành nông nghiệp thực hiện và triển khai các dự án nhân rộng diện tích trồng chuối bên cạnh những chính sách như giao đất, hỗ trợ vốn vay, chuyển giao khoa học kỹ thuật và vận động người dân cải tạo vườn đồi để hình thành vùng sản xuất chuối quy mô lớn và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Hầu Tỷ
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng