Chủ nhật 22/12/2024 12:10

Vùng biên Bình Liêu: Đầu tư hạ tầng thương mại, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế

Đầu tư, cải thiện hạ tầng thương mại, huyện Bình Liêu kỳ vọng sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế, phát huy vai trò động lực của Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô.

Chuyển dịch thương mại, dịch vụ

Bình Liêu – một huyện nông nghiệp miền núi, biên giới, dân tộc ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có 96% dân số là người dân tộc thiểu số, có 6/7 đơn vị hành chính cấp xã có đường biên giới, dài 43,168 km. Là địa phương có điều kiện tự nhiên, khí hậu mát mẻ, trong lành, địa hình cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trở thành lợi thế để Bình Liêu phát triển du lịch mang bản sắc riêng.

Huyện Bình Liêu đang triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ đối với các chợ trên địa bàn đến năm 2025. Ảnh: Quang Vinh

Dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, trong những năm qua, kinh tế của huyện miền biên viễn này đã có bước phát triển nhanh và tạo ra sự chuyển dịch theo hướng tăng cao tỷ trọng ngành phi nông nghiệp, nhất là ngành dịch vụ, thương mại, du lịch.

Trong đó, hoạt động thương mại nhất là tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn khá sôi động khi cơ sở hạ tầng thương mại được tăng cường đầu tư và loại hình dịch vụ đa dạng hơn đã mang về kim gạch xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng.

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Liêu, năm 2023, trên địa bàn huyện Bình Liêu có 4 chợ gồm: 2 chợ loại II (chợ Hoành Mô, chợ Trung tâm thị trấn); 2 chợ loại III (chợ Đồng Văn, chợ Húc Động). Trong đó, chợ Hoành Mô, chợ Đồng Văn, chợ Trung tâm thị trấn do Ban quản lý chợ quản lý; Chợ Húc Động do UBND xã quản lý.

Trong đó, chợ Trung tâm thị trấn được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2014, với tổng mức đầu tư 49,662 tỷ đồng. Chợ được đầu tư cải tạo, sửa chữa mới nhất năm 2018, Hiện tại số hộ đăng ký thuê điểm kinh doanh bán hàng tại chợ có 224 hộ/409 quầy.

Chợ xã Đồng Văn được đầu tư cải tạo, sửa chữa mới nhất năm 2020 một số hạng mục nhằm đáp ứng nhu cầu buôn bán của các hộ tiểu thương và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Chợ xã Húc Động có tổng diện tích 1076 m2 hiện có 9/9 gian hàng kinh doanh buôn bán. Chợ được đầu tư cải tạo, nâng cấp từ năm 2019 tuy nhiên tình hình hoạt động chưa được hiệu quả.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch huyện Bình Liêu - ông Đỗ Xuân Trường, đến hiện tại, trên địa bàn huyện chưa có loại hình trung tâm thương mại và siêu thị mini. Đa số là các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn. Một số cơ sở thu mua nông sản (hồi, quế,..) quy mô còn hạn chế.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Bình Liêu có 139 hộ sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực Công Thương quản lý. Trong đó có 60 cửa hàng tiện lợi, 9 cơ sở sản xuất miến dong, 4 cơ sở sản xuất rượu thủ công được cấp phép, 1 cơ sở sản xuất dầu sở và 65 cơ sở sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.

Đầu tư, cải tạo, nâng cấp các chợ trên địa bàn

Năm 2024 có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XXVIII của Đảng bộ huyện Bình Liêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020-2025.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn, huyện Bình Liêu xác định tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tiếp tục phát huy vai trò động lực của Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn; khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện để phát triển du lịch; phát huy hiệu quả ba trụ cột “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa” để phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân...

Phó Chủ tịch huyện Bình Liêu - ông Đỗ Xuân Trường cho hay, huyện Bình Liêu là địa phương miền núi biên giới, nguồn thu rất hạn hẹp, những năm gần đây huyện tập trung nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, vì vậy rất khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn cải tạo, nâng cấp các chợ trên địa bàn.

Nhằm thúc đẩy thương mại, kinh tế phát triển, chính quyền huyện Bình Liêu đã đề nghị Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh quan tâm, tham mưu đầu tư chợ trên địa bàn huyện. Theo đó, huyện Bình Liêu kiến nghị xây mới đối với chợ Đồng Văn, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu. Do Chợ Đồng Văn là chợ biên giới, nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn. Chợ đi vào hoạt động đã lâu, là trung tâm buôn bán, giao thương hàng hóa, gìn giữ nhiều nét đẹp văn hóa, hiện nay chợ đã xuống cấp trầm trọng.

Ngoài ra, huyện Bình Liêu đang triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ đối với các chợ trên địa bàn đến năm 2025. Mặc dù vậym Phó Chủ tịch huyện Bình Liêu - ông Đỗ Xuân Trường cho biết, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn do chưa có hướng dẫn cụ thể về trình tự thực hiện. Vì vậy huyện Bình Liêu cũng đã đề nghị Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn trình tự, thủ tục chuyển đổi mô hình quản lý cũng như các bước thu hút đầu tư theo quy định.

Về các điểm giới thiệu, bán sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã phường một sản phẩm hiện hoạt động kinh doanh cơ bản ổn định. Tuy nhiên các cơ sở kinh doanh trên địa bàn có quy mô nhỏ, bên cạnh đó mật độ dân cư thưa thớt, giao thông miền núi biên giới và người dân thu nhập thấp vẫn chưa có thói quen mua các sản phẩm có trị giá cao nên mô hình điểm bán, giới thiệu OCOP chưa đạt hiệu quả cao.

Theo kế hoạch định hướng phát triển điểm giới thiệu, bán sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, huyện Bình Liêu đang tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, địa phương tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các điểm OCOP hoàn thiện cơ sở vật chất, tối ưu công tác quản lý, vận hành, bố trí sắp xếp sản phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn; đẩy mạnh thu hút khách du lịch, phát huy lợi thế từ thương mại điện tử để đạt hiệu quả cao.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Hạ tầng thương mại

Tin cùng chuyên mục

Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu cán đích sớm

Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Chính thức thông quan hàng hóa Việt - Lào qua cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An)

Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng và thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Nhộn nhịp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc

Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa đạt gần 46 triệu USD

Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao

Móng Cái: Hơn 1,3 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu

Ngày 27/9 sẽ diễn ra Hội thảo kết nối vùng qua cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc (Lào)

Lạng Sơn: Khoác áo mới cho chợ miền núi, biên giới

‘Xây dựng cửa khẩu thông minh thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp’

An Giang đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển thương mại biên giới

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt 2.778 triệu USD