Thứ hai 23/12/2024 14:57

Vụ xuyên đêm đấu giá 3 mỏ cát ở Hà Nội: Doanh nghiệp nói giá hợp lý, sẽ không bỏ cọc

Một trong 3 đơn vị trúng đấu giá mỏ cát tại Hà Nội cho rằng, dù kết quả trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm nhưng hợp lý và sẽ không bỏ cọc.

Liên quan đến vụ xuyên đêm đấu giá 3 mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm, sáng 7/11, phóng viên Báo Công Thương đã có trao đổi nhanh với một số đơn vị trúng đấu giá.

Buổi đấu giá 3 mỏ cát tại Hà Nội được tổ chức xuyên đêm.

Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Sơn (Công ty Việt Sơn) - đơn vị trúng đấu giá mỏ cát xã Châu Sơn (Ba Vì) với giá 396,8 tỷ đồng, cao gấp 141 lần giá khởi điểm cho rằng, giá trúng trên là hợp lý theo thị trường.

“Chúng tôi trải qua 89 vòng đấu, đến những vòng cuối cùng thì cũng có nhiều đơn vị tham gia, nhưng chúng tôi là đơn vị trả cao nhất nên trúng đấu giá. Theo chúng tôi, giá trúng này cũng theo thị trường, tuy con số trúng đấu giá vượt dự kiến nhưng chúng tôi thấy giá trúng này cũng hợp lý”, đại diện Công ty Việt Sơn chia sẻ.

Nói về việc đấu giá cao như vậy, doanh nghiệp khả năng cao sẽ bị thua lỗ, đại diện công ty cho rằng, nếu thấy lỗ thì chắc chắn đã không đấu. Bởi càng ngày nhu cầu sử dụng cát sẽ càng tăng, nên giá cát cũng sẽ tăng theo. Ngoài ra, đại diện đơn vị này cũng khẳng định sẽ quyết tâm làm dự án này.

Tương tự, đại diện Công ty KSP - đơn vị trúng đấu giá mỏ cát Liên Mạc với giá 408 tỷ đồng, cao gấp 200 lần giá khởi điểm cho biết, doanh nghiệp này đang thu xếp tài chính để nộp số tiền trúng đấu giá.

Còn Công ty Phúc Lộc Thịnh chưa có hồi âm.

Địa chỉ 94 Trần Đăng Ninh, phường Phú La, quận Hà Đông là nhà dân, cao 5 tầng, không treo biển Công ty KSP.

Trước đó, như Báo Công Thương đã đưa tin, sáng ngày 5/11, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh Bắc Trung Nam tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát trên địa bàn huyện Ba Vì và quận Bắc Từ Liêm. Được biết, phiên đấu giá có sự tham gia của 41 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xét chọn tham gia đấu giá.

Tài sản đấu giá gồm: Mỏ tại xã Châu Sơn (huyện Ba Vì), Mỏ Liên Mạc (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm) và Mỏ Tây Đằng - Minh Châu (thị trấn Tây Đằng, xã Minh Châu, xã Chu Minh, huyện Ba Vì).

Kết quả, Công ty TNHH Phúc Lộc Thịnh là đơn vị trúng đấu giá mỏ cát Tây Đằng - Minh Châu (thị trấn Tây Đằng, xã Minh Châu, xã Chu Minh, huyện Ba Vì). Mỏ này có diện tích 815.306m2, trữ lượng cát khai thác 4.899.000 m3, giá khởi điểm 19,29 tỷ đồng, bước giá đấu 965 triệu đồng. Giá trúng là 883,9 tỷ đồng, cao gấp 45 lần giá khởi điểm.

Theo tìm hiểu, Công ty Phúc Lộc Thịnh hoạt động từ năm 2013, trụ sở tại xã Mai Động, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Đây là một doanh nghiệp hoạt động có tiếng ở khu vực Hưng Yên, chuyên về mảng xây dựng, cây xăng, bê tông, bãi vật liệu xây dựng.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Sơn là đơn vị trúng đấu giá mỏ cát xã Châu Sơn (huyện Ba Vì). Mỏ này có diện tích 169.300m2, trữ lượng cát được cấp quyền khai thác là 703.536 m3, giá khởi điểm là 2,881 tỷ đồng, bước giá là 144 triệu đồng. Giá trúng là 396,8 tỷ đồng, cao gấp 141 lần giá khởi điểm.

Theo tìm hiểu, Công ty Việt Sơn hoạt động từ năm 2009, có địa chỉ tại khu đô thị Nam Võ Cường, đường Lý Thánh Tông, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Công ty TNHH Đầu tư thương mại Dịch vụ KSP là đơn vị trúng đấu giá mỏ cát Liên Mạc (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội). Mỏ cát này có diện tích 157.300m2, trữ lượng cát 508.603m3, giá khởi điểm hơn 2,05 tỷ đồng, bước giá là 103 triệu đồng. Giá trúng là 408 tỷ đồng, cao gấp 200 lần giá khởi điểm.

Công ty KSP có trụ sở tại số 94 Trần Đăng Ninh, phường Phú La, quận Hà Đông. Đáng nói, doanh nghiệp này mới "khai sinh" vào ngày 26/9/2023, tức là chưa đầy 2 tháng khi tham gia phiên đấu giá này. Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương vào sáng 7/11, địa chỉ 94 Trần Đăng Ninh là nhà dân, cao 5 tầng, trước cửa không treo biển của Công ty KSP.

Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc./.

Phúc Hà - Ngọc Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024