Vitas: Quy hoạch phát triển ngành dệt may đã quá lỗi thời

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì đến năm 2020, ngành dệt may sẽ xuất khẩu đạt 20 tỷ USD, nhưng đến năm 2015, Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 27,5 tỷ USD và dự kiến năm 2016 này là 31 tỷ USD.
Vitas: Quy hoạch phát triển ngành dệt may đã quá lỗi thời
Dây chuyền may hàng xuất khẩu

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết quy hoạch này đã lỗi thời và hiệp hội đã đề nghị Chính phủ điều chỉnh quy hoạch đối với ngành dệt may.

Thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong 5 năm qua (2010-2015), ngành dệt may đã duy trì đà tăng trưởng vững chắc và ổn định với mức tăng kim ngạch xuất khẩu 15%/năm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng ngành công nghiệp dệt may thế giới đang có xu hướng chuyển dịch nhanh đến các quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực, giá gia công thấp.

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam được dự báo vẫn có lợi thế để phát triển trong vòng 10 năm tới và quan trọng hơn, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... nên ngành cần có những điều chỉnh nhằm đáp ứng tình hình mới. Việc xây dựng điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cần thiết, trên cơ sở kế thừa quy hoạch đã có, đánh giá lại, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho biết từ thực tế đến quy hoạch hiện đã có một khoảng cách khá xa và đến nay, quy hoạch không còn phù hợp. Bởi vậy, Vitas đã kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan đánh giá lại quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may do quy hoạch đến năm 2020 đã lỗi thời.

“Việt Nam đang ở thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" rất phù hợp với việc mở rộng phát triển ngành dệt may nên Chính phủ nên đưa ra một chiến lược dài hạn hơn, cụ thể hơn và trước mắt là đến năm 2020, trung hạn 2020-2030 và dài hạn từ 2030-2040 để dệt may đi kịp với quá trình hội nhập của đất nước," ông Giang nói.

Để giúp doanh nghiệp dệt may tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, Vitas kiến nghị Chính phủ điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành dệt may đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 30/3/2008 và Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014 của Bộ Công Thương, cho phù hợp với tốc độ hội nhập sâu, rộng của Việt Nam theo hướng dài hạn hơn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2040, do nhiều mục tiêu trong các Quyết định trên cho đến nay đã quá lạc hậu.

Hiệp hội đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ xây dựng chiến lược quy hoạch ngành dệt may gắn với quy hoạch các khu công nghiệp tập trung. Bởi các doanh nghiệp dệt may nhỏ lẻ, hiện nằm rải rác khắp các tỉnh, thành phố, do vậy việc tập trung về một khu giúp giải quyết vấn đề xử lý nước, quản lý nước thải. Yếu tố này liên quan đến sự bền vững của ngành dệt may và đảm bảo môi trường.

Ngành dệt may hiện cũng cần có các khu công nghiệp lớn để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sản xuất sợi, vải, nhuộm. Hiện nay, ngành dệt may cũng chỉ có vài khu công nghiệp nghiệp nằm rải rác tại các tỉnh như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Đồng Nai, Bình Dương... nhưng hầu hết có diện tích hạn chế vài ba trăm hécta.

Chẳng hạn, Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B (tại Hưng Yên) là khu công nghiệp đặc thù của miền Bắc dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ nhưng diện tích mới chỉ trên 121,8 ha. Tương tự, Khu công nghiệp dệt may Nguyễn Đức Cảnh (tỉnh Thái Bình) diện tích đất quy hoạch cũng có 102 ha, diện tích đất cho sản xuất 70ha.

Với yêu cầu mở rộng ngành công nghiệp dệt may, Vitas đề nghị Chính phủ thống nhất quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may lớn từ 500-1.000 ha nhằm kêu gọi và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực của ngành. Đồng thời, hiệp hội đề nghị Chính phủ hỗ trợ lãi vay khi doanh nghiệp đầu tư vào các trung tâm xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, tránh tình trạng các địa phương tự quy hoạch, cấp phép gây chồng chéo.

Bên cạnh đó, cần phát triển, nâng cấp các cơ sở hạ tầng kết nối giao thông thủy, bộ giữa các khu công nghiệp dệt may lớn với các cảng, trung tâm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo điều kiện giảm chi phí vận chuyển, Hiệp hội kiến nghị.

Theo ông Vũ Đức Giang, có 5 yếu tố tạo nền tảng để tạo sự phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam là quy hoạch khu công nghiệp; hạ tầng giao thông; vấn đề về môi trường, xử lý nước thải; ổn định về chính sách thuế, phí, thủ tục và quan trọng hơn là chính sách tiền lương.

Trên thực tế, việc xử lý nước thải đối với ngành dệt may đang là vấn đề nan giải bởi đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn rất tốn kém, thời gian thu hồi vốn lâu nên chủ các khu công nghiệp thường không làm được. Ông Giang đề nghị Chính phủ nên xem xét điều chỉnh quy định về yếu tố môi trường trong ngành dệt may.

Cụ thể, một doanh nghiệp chuyên may gia công chỉ có khoảng 400 lao động, nhưng phải xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải với giá trị hàng chục tỷ đồng, trong khi nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này không có nước thải có hóa chất nhưng lại bị áp dụng như doanh nghiệp dệt. Đây là quy định “quá nặng nề” đối với doanh nghiệp may.

Ông Thân Đức Việt, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho rằng Nhà nước cần có sự hỗ trợ trong việc xây dựng khu công nghiệp dệt, đầu tư trạm xử lý nước thải, giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí ban đầu, bởi các doanh nghiệp trong ngành dệt may phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính còn hạn chế.

Tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, nơi có ngành sản xuất dệt may phát triển, doanh nghiệp không phải bỏ tiền xây dựng trạm xử lý nước thải mà các trạm này do Chính phủ xây dựng, sau đó doanh nghiệp đến sản xuất và đóng góp chi phí. Việc này sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp thay vì phải tự đầu tư trạm xử lý nước thải có giá trị từ 2-5 triệu USD. Việc có các hệ thống xử lý nước thải sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, vào xây dựng các nhà máy sản xuất sơ, sợi và dệt, nhuộm, hoàn tất bổ sung vào nguồn cung thiếu hụt của ngành dệt may.

Theo Thông tấn xã Việt Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động