Công nghiệp phục hồi nhanh, nhiều ngành sản xuất trọng điểm có chỉ số tăng cao Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng |
Không yên tâm dù đơn hàng đang được cải thiện
S&P Global công bố báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 4/2024 cho thấy, trong đó có điểm nhấn nổi bật, đó là sản lượng tăng trưởng trở lại nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng.
Ngành da giày đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn |
Đơn cử như sản xuất đồ gỗ trong 4 tháng đầu năm nay đã phục hồi tới 80 - 90%. Một số doanh nghiệp đã có đơn hàng đến giữa năm 2024.
Hay đối với ngành da giày, tiếp tục nằm trong nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, lũy kế 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 6,542 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu da giày tăng đã phản ánh phần nào bức tranh đơn hàng đã khởi sắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực này so với cùng thời điểm trước.
Không chỉ với ngành gỗ, da giày, đối với đơn hàng của các doanh nghiệp sản xuất dệt may cũng đang dần có sự cải thiện trong 4 tháng đầu năm nay. Sự khởi sắc của đơn hàng đã giúp doanh nghiệp dệt may dần bước qua vùng trũng và phục hồi sau năm 2023 vô cùng khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã đã ký được đơn hàng đến hết quý II, thậm chí một số doanh nghiệp đã có đơn hàng đến quý III/2024.
Tuy nhiên, có nhiều vấn đề nội tại đã và đang phát sinh khiến cho các doanh nghiệp sản xuất vẫn không yên tâm dù đơn hàng đang cải thiện.
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân- Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam, hiện ngành da giày đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Tại thị trường EU, một loạt các quy định về các sản phẩm sinh thái, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng, các yêu cầu về giảm thiểu phát thải carbon đối với các sản phẩm sản xuất… đã và sẽ được thực thi thời gian tới và yêu cầu các quốc gia xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ. Đây là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất, trong đó có Việt Nam. “Nếu chúng ta muốn tham gia thành công vào chuỗi cung ứng, không có cách nào khác chúng ta buộc phải tuân thủ”, bà Xuân nhấn mạnh.
Đối với các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa thể yên tâm khi mà đơn giá chưa phục hồi nhiều, do thế giới đang có nhiều biến động, người tiêu dùng tại các thị trường lớn vẫn còn thắt chặt chi tiêu, đối diện với hàng loạt khó khăn từ việc áp dụng cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon)...
Thực tế cho thấy với những doanh nghiệp ngành gỗ, dệt may, da giày đang phục hồi đơn hàng thì một trong những điều làm cho họ đau đầu là lo thiếu hụt lao động vốn bị tổn thương nặng do thiếu đơn hàng như hồi năm rồi. Nhất là thiếu các lao động có tay nghề cao. Như ngành may mặc đang thiếu khoảng 500.000 lao động, trong đó thiếu nhiều nhất là lao động có tay nghề cao, như kỹ sư, quản lý, chuyên gia thiết kế, kiểm tra chất lượng…
Đây cũng là nỗi lo của các doanh nghiệp sản xuất ở những lĩnh vực khác dù cho đơn hàng đang dần cải thiện. Chính vì thế, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nhìn nhận, tính chất lên xuống thất thường của số lượng đơn đặt hàng mới gần đây khiến các công ty lo lắng về tương lai. Một số dấu hiệu cho thấy mức độ tăng trở lại có lẽ đã làm các doanh nghiệp bất ngờ vì họ đã quyết định cho công nhân nghỉ việc sau thời gian nhu cầu sản xuất giảm.
Chủ động các tình huống, hoá giải thách thức
Để doanh nghiệp sản xuất không phải lo lắng dù cho đơn hàng mới đang tăng trở lại thì điều kiện cần cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam là phải chuẩn bị các nguồn lực một cách đầy đủ và hiệu quả. Đặc biệt với tâm thế sẵn sàng và chủ động lường trước các tình huống rủi ro, để không phải bỏ lỡ các cơ hội về xuất khẩu.
Nêu giải pháp, bà Phan Thị Thanh Xuân cho hay, đối với doanh nghiệp da giầy cũng cần phải thay đổi cách thức quản lý, không thể quản lý theo kiểu truyền thống, mệnh lệnh, thủ công mà cần ứng dụng chuyển đổi số trong hệ thống quản lý để dòng chảy dữ liệu trong nhà máy cần được liên tục giúp người lãnh đạo cập nhật được thông tin và ra quyết định kịp thời, khi đó mới nắm bắt và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp cần xây dựng được bộ phận tuân thủ nhằm cập nhật thông tin, đáp ứng yêu cầu của khách hàng… Ngành giày dép được đánh giá là lĩnh vực gây ra nhiều phát thải carbon trong quá trình sản xuất. EU đang đặt ra quy định Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), trong khi ngành này xuất khẩu vào thị trường EU khá lớn (chỉ sau Trung Quốc) khoảng 6 tỷ Euro/năm, nên chắc chắn EU sẽ áp dụng cơ chế CBAM với mặt hàng da giày của Việt Nam.
Để tuân thủ được các yêu cầu trên, doanh nghiệp da giày, dệt may phải nâng cấp công nghệ, quản lý. Hơn nữa, cần nắm bắt kịp thời các thông tin, sau đó có những kế hoạch cụ thể để chuẩn bị nguồn lực cho việc thực thi các yêu cầu mới này, như năng lượng xanh, chuyển đổi số để tiết giảm chi phí.
Ngoài ra, với tác động của xung đột ở khu vực Biển Đỏ, một số doanh nghiệp dệt may bày tỏ, mức độ ảnh hưởng tới doanh nghiệp dệt may đã “giảm nhiệt” một phần. Nguồn cung nguyên phụ liệu và xuất khẩu đã “thích nghi” và dần ổn định. Quan ngại hiện tại là cạnh tranh về giá, do đó, doanh nghiệp cần nâng cao năng suất, tiết giảm tối đa chi phí để có giá thành tốt nhất.