Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Giống như những ngành hàng khác, xuất khẩu dệt may Việt Nam trong những tháng đầu năm 2024 đã tốt hơn so với năm 2023. Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn chưa thật sự quay lại thời đỉnh cao như các năm trước đó.

Thông tin cụ thể về sự phục hồi của xuất khẩu dệt may, ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)- cho biết: Trong quý I/2024, xuất khẩu dệt may đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu vui bởi so với năm ngoái, các doanh nghiệp dệt may có đơn hàng nhiều hơn.

oanh nghiệp dệt may cũng cần tập trung tìm kiếm, khơi dậy và phát huy những điểm đột phá, tạo nên bí quyết thành công, vượt qua sóng cả và đón đầu xu hướng mới.

Xuất khẩu dệt may năm 2024 phục hồi hơn so với năm ngoái

Dù vậy, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với thách thức mới. Đó là giá đơn hàng không tăng trong khi đó chi phí logistics, cụ thể là chi phí vận tải biển đã tăng liên tục trong thời gian qua. Điều này dẫn tới việc khách hàng yêu cầu doanh nghiệp Việt phải chia sẻ một phần chi phí vận chuyển, ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ông Trần Như Tùng cho biết thêm, xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện đang đứng top 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh song chúng ta lại đang phải chịu áp lực cạnh tranh vô cùng lớn.

Đối với Bangladesh họ hiện đứng top 2 thế giới. Ưu thế của họ là nhân công và các chính sách về thuế của Bangladesh cũng ưu đãi cho doanh nghiệp dệt may.

Còn vị trí thứ nhất là Trung Quốc. Mỗi năm quốc gia này xuất khẩu trên dưới 300 tỷ USD (gấp 8 lần Việt Nam khi chúng ta chỉ vào khoảng 40,3 tỷ USD).

“Chúng ta không thể cạnh tranh với doanh nghiệp Bangladesh bởi chi phí nhân công tại nước này hiện thấp hơn Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không nhìn vào Bangladesh mà đang nhìn sang Trung Quốc để phấn đấu”- ông Tùng nói.

Để tăng cạnh tranh cho sản phẩm dệt may Việt Nam cũng như gia tăng xuất khẩu, ông Tùng cho rằng, cách duy nhất là phải tạo ra giá trị cao hơn cho sản phẩm. Để làm được thì doanh nghiệp Việt Nam không thể làm những mặt hàng mà các quốc gia khác họ làm được. Ví dụ như Bangladesh đang làm mặt hàng đơn giản vì chi phí lao động của họ thấp và Việt Nam không nên cạnh tranh theo cách này. Cách mà chúng ta làm là tăng giá trị sản phẩm thông qua đầu tư máy móc thiết bị, con người và nguyên liệu.

Một điểm cần lưu ý, theo ông Tùng là xu hướng xanh hóa sản phẩm dệt may. Theo đó, hiện nay ở nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu, Nhật Bản đã đưa ra yêu cầu mới cho sản phẩm dệt may - đó là tiêu chuẩn xanh. “Làm thế nào để có sản phẩm xanh? Điều này có nghĩa là nhà máy phải đạt tiêu chuẩn ESG, phải dùng điện năng lượng mặt trời, phải giảm nước thải và đạt các chứng chỉ carbon…”- ông Tùng cho biết và khẳng định: Ngành dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu phải xanh - sạch hơn nhưng giá lại không được tăng.

Tuy nhiên đây là “luật chơi” toàn cầu và doanh nghiệp chỉ còn cách phải tự thay đổi để thích ứng theo yêu cầu mới. “Đã là cuộc chơi chung toàn cầu thì doanh nghiệp phải tự đầu tư năng lượng mặt trời, giảm chi phí xử lý hệ thống nước thải dệt nhuộm, dùng nguyên liệu tuần hoàn, tái chế mới có cơ hội xuất đi các thị trường, cụ thể là châu Âu”- ông Tùng chia sẻ.

Trong xu thế chung, hiện doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang từng bước thích ứng nhưng để bước vào sân chơi lớn rất cần có sự hỗ trợ Chính phủ, đặc biệt là tổ chức tài chính. Vì thực tế doanh nghiệp dù nhận thức nên làm sản phẩm xanh nhưng do biên lợi nhuận thấp nên việc đầu tư cho công nghệ mới còn khó khăn. Để hỗ trợ doanh nghiệp, về mặt tài chính, VITAS cho rằng cần có gói tín dụng xanh cho các doanh nghiệp đầu tư xanh. Bên cạnh đó, ngành thuế cũng cần có chính sách giảm thuế thu nhập cho những doanh nghiệp đầu tư xanh để họ thấy có động lực và tiếp tục làm tốt hơn.

Ngọc Thùy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng

Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng ''xanh''

Ngành Hóa chất Việt Nam mong muốn nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp Bulgaria với định hướng thu hút đầu tư công nghiệp xanh, sử dụng năng lượng mới.
Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

Trong các vụ việc phòng vệ thương mại, doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng, vì vậy để xử lý hiệu quả đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện những cơ chế, chính sách về công nghiệp, thương mại theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.
GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn cho rằng quy định không mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu trong giai đoạn hiện nay là phù hợp về mặt kỹ thuật.
Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp là việc rất tốt, tuy nhiên, cần cân đối giữa việc hỗ trợ và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hàn Quốc đang là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, đặc biệt, đang xuất hiện một làn sóng đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam.
GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Từ dự án kênh đào Funan Techo cho thấy Việt Nam đang có ‘lỗ hổng’ về chiến lược và chiến thuật trong sử dụng nguồn nước.
Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Những vụ việc tai nạn lao động gần đây cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập, thậm chí bị buông lỏng, hình thức, phong trào.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Chúng ta chưa vội nói việc xây dựng dự án kênh đào Funan Techo có gây thiệt cho Việt Nam hay không, mọi thứ vẫn cần những con số để đánh giá.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Vẫn còn những vướng mắc nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ logistics của ngành Công Thương tại các địa phương cần được tháo gỡ.
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Để thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2024, Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả,linh hoạt các giải pháp được đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP.
Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng (HRC) nhập khẩu Bộ Công Thương đang thẩm định và sẽ xử lý công khai, khách quan.
Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, khiến nhà sản xuất, kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn và mất thị phần.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện năm 2023, Global Sourcing Fair Việt Nam 2024 sẽ mở ra cơ hội kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đang lợi dụng việc Chính phủ điều hành điều chỉnh giá điện để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động