Thứ sáu 08/11/2024 05:28

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm tăng 17,1%

Nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, 7 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt mức tăng 17,01% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, trong các ngành công nghiệp cấp II, có tới 18/24 ngành có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Tăng khá ở nhóm ngành công nghiệp chủ lực

Theo Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, tháng 7/2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, khiến chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 ước giảm 0,37% so với tháng trước và giảm 6,75% so với cùng kỳ năm trước.

"Như vậy, đây là tháng thứ 2 trong năm 2021 chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ghi nhận mức sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc lý giải, một phần nguyên nhân là do, tháng 7 năm trước, kinh tế của tỉnh ghi nhận sự phục hồi của ngành sản xuất công nghiệp sau thời gian suy giảm do bùng phát dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, tháng 7 năm nay, các doanh nghiệp trên địa bàn xác định tâm thế “vừa sản xuất, vừa chống dịch”, cùng với đó, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước vẫn bị hạn chế do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, khiến doanh nghiệp trên địa bàn phải cắt giảm số lượng so với kế hoạch sản xuất, dẫn đến chỉ số sản xuất tháng 7 giảm so với cùng kỳ năm 2020" - Ông Nguyễn Hồng Phong - Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc nêu trong báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 7 tháng đầu năm.

Một số nhóm ngành công nghiệp có mức tăng trưởng khá

Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn vẫn đạt mức tăng 17,01% so với cùng kỳ năm 2020. Trong các ngành công nghiệp cấp II, có tới 18/24 ngành có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh vẫn đạt mức tăng khá, cụ thể: Ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng 20,1%; ngành sản xuất xe có động cơ tăng 41,42% ... Một số ngành công nghiệp khác tiếp tục ổn định và có sự gia tăng trong kỳ là: Ngành sản xuất kim loại tăng 15,9%; ngành sản xuất khoáng phi kim loại tăng 7,68%; sản xuất trang phục tăng 12,67%; da giày tăng 21,21%...

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất

Cũng theo báo cáo của Cục Thống kê Vĩnh Phúc, trong tháng 7, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng nhẹ ở mức 0,75% so với tháng trước. Tình trạng thiếu hụt lao động của các doanh nghiệp trong tháng đã được cải thiện hơn do một số lao động tháng trước phải nghỉ cách ly theo yêu cầu hoặc xin nghỉ việc tạm thời do áp dụng chính sách hạn chế di chuyển đã đủ điều kiện để quay lại sản xuất.

Trong tháng 7/2021, tỉnh cũng đã đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) cho phép người lao động nước ngoài được phép nhập cảnh vào Vĩnh Phúc làm việc đối với nhà quản lý, chuyên gia và lao động kỹ thuật cao cho 31 doanh nghiệp với 96 người nước ngoài. Bên cạnh đó, nhờ kết quả tích cực từ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương, nên địa bàn tỉnh không có hiện tượng doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc, nghỉ luân phiên do thiếu việc làm. Đó cũng là lý do, sản xuất công nghiệp trên địa bàn 7 tháng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù vậy, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covis-19 khiến chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7/2021 giảm 5,14% so với tháng trước và giảm 3,06% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7 tăng 5,31% so với tháng trước và tăng 95,54% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Để hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ và giảm tồn kho vào những tháng cuối năm, theo Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, thời gian tới, các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp vẫn được lãnh đạo UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. Theo đó, bên cạnh duy trì thường xuyên Chương trình “Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc gặp gỡ với doanh nhân hằng tuần”, nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc cũng sẵn sàng lắng nghe ý kiến tham vấn, đề xuất của doanh nghiệp về những cơ chế, chính sách nhằm ổn định sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh