Thứ tư 27/11/2024 00:26

Việt Yên (Bắc Giang): Phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2025

Dự kiến cuối năm 2023 huyện Việt Yên (Bắc Giang) sẽ hoàn thành các chỉ tiêu để công nhận thành Thị xã trước năm 2025 và nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân

Để đạt được chỉ số hạnh phúc cao, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển đồng bộ, toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, hướng mạnh vào mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, sự hài lòng và hạnh phúc cho người dân.

Ông Nguyễn Đại Lượng - Chủ tịch UBND huyện Việt Yên cho biết: Việt Yên là vùng đất có nhiều có truyền thống lịch sử, văn hóa, nơi lưu giữ và bảo tồn trên 340 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 19 di tích cấp Quốc gia và 80 di tích cấp tỉnh, 02 bảo vật quốc gia, 2 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại là Quan họ và ca trù; 3 lễ hội được công nhận là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đây là nền tảng quan trọng để Việt Yên nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân cũng như trong phát triển du lịch gắn với công tác bảo tồn.

Chùa Bổ Đà (Việt Yên) một trong những di tích Quốc gia đặc biệt

Với những lợi thế đó và nhận thức rõ tầm quan trọng của giá trị di sản văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh trong đời sống sinh hoạt, văn hóa tinh thần của nhân dân, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp các của tỉnh, huyện đã dành sự quan tâm đặc biệt trong công tác bảo tồn các lễ hội, di sản, giá trị văn hóa truyền thống mà điển hình như nghệ thuật trình diễn dân ca Quan họ, trong đó người dân đóng vai trò là chủ thể của các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản này.

Tính đến nay, huyện Việt Yên có 18 làng Quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại; 22 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng nghệ nhân (3 Nghệ nhân Nhân dân và 19 Nghệ nhân Ưu tú). Toàn huyện có 50 Câu lạc bộ Quan họ được UBND các xã, thị trấn ra Quyết định thành lập và 120 làng quan họ thực hành. Nhờ đó, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được nâng cao, từ các em bé đang học tiểu học đến các cụ già trên 80 tuổi nhiệt tình hưởng ứng tham gia các Câu lạc bộ Quan họ” – ông Nguyễn Đại Lượng chia sẻ.

Bảo tồn, giữ gìn và phát triển dân ca quan họ thông qua xây dựng các CLB quan họ tại các làng, xã đã góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Việt Yên

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục, y tế được duy trì; chính sách an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm với 03 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện. Cải cách hành chính tiếp tục đạt được kết quả tốt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có nhiều chuyển biến tích cực.

Các chính sách, giải pháp, mục tiêu phát triển kinh tế tiếp tục được phát huy hiệu quả. Đơn cử như: Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện, đến nay, đã thực hiện hoàn thành 5 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên trong năm 2022 là 25 sản phẩm.

Chủ tịch UBND huyện Việt Yên Nguyễn Đại Lượng giới thiệu về những sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương

Ngoài ra, huyện tiếp tục duy trì hoạt động thường xuyên của 162 tổ vệ sinh tại 133 thôn, tổ dân phố. Bố trí được 106 điểm tập kết rác thải và hoạt động hiệu quả 07 lò đốt rác thải trên địa bàn. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị đạt 99%, bằng 100% kế hoạch.

Mạng lưới giao thông tiếp tục được chú trọng đầu tư phát triển mạnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, tính liên kết, kết nối cao. Tỷ lệ cứng hóa giao thông đường huyện 100%, đường trục xã 100%, đường ngõ xóm cứng hóa 96,56%, và 395,8 km đường trục chính nội đồng sạch, không lầy lội.

Cho đến nay, huyện đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí đề nghị công nhận huyện Việt Yên thành thị xã và 9 xã, thị trấn thuộc huyện đủ tiêu chí thành phường thuộc thị xã Việt Yên”- ông Nguyễn Đại Lượng cho biết thêm.

Không dừng ở đó, nhằm hỗ trợ người nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống bên cạnh giải ngân sác nguốn vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, năm 2022 huyện Việt Yên đã dùng nguồn ngân sách của địa phương để cải tạo và xây dựng 157 ngôi nhà cho hộ nghèo. Đồng thời, huyện cũng đã làm mới và cứng hóa, mở rộng được 164 km đường giao thông nông thôn, trở thành địa phương dẫn cầu của tỉnh Bắc Giang.

Chúng tôi phấn đấu đến năm 2025 không hộ dân nào còn nhà dột nát, xuống cấp và cơ bản xóa toàn bộ hộ nghèo ở Việt Yên”- ông Lượng nhấn mạnh.

Phát triển kinh tế, đưa Việt Yên trở thành Thị xã

Năm 2022 sau khi khống chế được dịch Covid-19, Đảng bộ cùng các cấp chính quyền ở Việt Yên đã tập trung các giải pháp phát triển kinh tế, bù đắp những năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Nhờ đó, năm 2022 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt trên 37%, điều này góp phần đưa tỉnh Bắc Giang trở thành đơn vị có giá trị tăng trưởng thứ 2 cả nước. Trong đó giá trị sản xuất của Việt Yên chiếm 47,9% tổng giá trị sản xuất của tỉnh Bắc Giang.

Việt Yên đã và đang định hướng phát triển trở thành đô thị công nghiệp, dịch vụ. Minh chứng là cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của Việt Yên hiện nay đã chiếm 98%. “Hiện chúng tôi đang tập trung hoàn thành các tiêu chí của thị xã và hoàn thành các thủ tục để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội công nhận Việt Yên thành Thị xã và mục tiêu hoàn thành vào năm 2023, rút ngắn thời gian 2 năm so với mục tiêu của nhiệm kỳ” – ông Nguyễn Đại Lượng chia sẻ.

Khu Công nghiệp Đình Trám tại Việt Yên, Bắc Giang

Đảng bộ và các cấp chính quyền ở Việt Yên xác định, trong năm 2023 và thời gian tới tiếp tục phát triển công nghiệp và coi công nghiệp là nền tảng quan trọng để giúp phát triển kinh tế của địa phương; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tiếp tục tập trung phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, qua đó tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để cùng chung tay bảo tồn phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

Việt Yên phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2025

Là huyện có tỷ trọng cơ cấu công nghiệp chiếm 98%, hiện Việt Yên đang có khoảng 100.000 người lao động đang phải ở trọ, để nâng cao chất lượng đời sống, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, huyện đang tập trung thu hút đầu tư các khu dịch vụ, khu nhà ở dân cư, nhà ở cho người lao động/công nhân để người lao động có cuộc sống ổn định. Trước mắt trong năm 2023, huyện phấn đấu cơ bản hoàn thiện các công trình cấp đô thị, hoàn thiện hồ sơ để triển khai 9 dự án đầu tư khách sạn/chung cư phục vụ nhu cầu nhà ở cho người lao động và chuyên gia. Đi cùng với đó là các công trình khách sạn dịch vụ; các trung tâm văn hóa, quần thể văn hóa – thể thao cũng từng bước được đầu tư để giữ chân chuyên gia và nhà đầu tư khi đến với Việt Yên.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: huyện Việt Yên

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển