Thứ hai 18/11/2024 19:18

Việt Nam tham dự Hội nghị về lương thực thực phẩm đánh bắt từ biển và sản xuất trên sa mạc

Thương vụ Việt Nam tại Israel tham dự Hội nghị về lương thực thực phẩm đánh bắt từ biển & sản xuất trên sa mạc được tổ chức từ ngày 18-20/10 tại TP. Eilat.

Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Israel phối hợp với các cơ quan liên quan đăng cai tổ chức, thu hút sự tham dự của trên 400 đại biểu, trong đó có 70 khách mời đến từ 25 quốc gia trên thế giới.

Dưới sự chủ trì của ông Oded Forer, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Israel và sự tham gia của ông Esawi Frej, Bộ trưởng Hợp tác khu vực Israel, các nước như Bahrain, Malta, Moldova và Togo đã cử Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn,thủy sản, chăn nuôi, lương thực và công nghiệp thực phẩm tham dự. Azerbaijan, Iceland, Chile, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ghana, Hà Lan, Ma-rốc, Mỹ, Jordan, Rumani, Singapore, Síp, Úc và nhiều nước khác cũng cử đoàn cấp Thứ trưởng, quan chức cao cấp tham dự sự kiện.

Bộ trưởng các nước tham dự Hội nghị

Tham dự Hội nghị còn có các quan chức chính phủ, nhà hoạch địch chính sách, chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà đầu tư, doanh nghiệp hàng đầu, nhà khởi nghiệp... hoạt động trong các ngành sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp, lương thực, thực phẩm của Israel và nhiều nước trên thế giới.

Chủ đề của Hội nghị tập trung vào thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế giữa các nước nhằm đối phó với khủng hoảng, biến đối khí hậu khắc nghiệt và thiếu an ninh lương thực đang gia tăng trên toàn cầu, với trọng tâm là chia sẻ các kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm… nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường kết nối giao thương, mở rộng hoạt động sản xuất bền vững trong ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, cải thiện chất lượng sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực.

Hội nghị cũng là một phần quan trọng trong nỗ lực của Israel nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và nông nghiệp giữa Israel với các quốc gia Ả-rập cũng như các nước láng giềng ở ven bờ Địa Trung Hải. Trong khuôn khổ Hội nghị, nhiều phiên thảo luận chuyên ngành đã được tổ chức để các diễn giả, đại biểu tập trung thảo luận, cùng nhau trao đổi, đưa ra các giải pháp đổi mới sáng tạo, giới thiệu các công nghệ và sản phẩm mới thay thế cho ngành nông nghiệp truyền thống đang phải đương đầu, đối phó với sự biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển dâng cao, gia tăng dân số, đất đai bạc màu, cũng như chia sẻ các giải pháp, ứng dụng kỹ thuật, cách thức, bài học thành công của Israel, chiến lược phát triển ngành thủy hải sản… để khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy hải sản và các sản phẩm khác từ biển, do xác định một phần quan trọng trong tương lai để đảm bảo an ninh lương thực thế giới sẽ có nguồn gốc đến từ các sản phẩm được khai thác từ biển và sản xuất trên sa mạc.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Thương vụ tại Israel đã có các cuộc làm việc trực tiếp, trao đổi, tọa đàm với các đại biểu, doanh nghiệp Israel và quốc tế về tìm kiếm, mở rộng các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy hải sản các loại và thúc đẩy hợp tác kinh doanh, xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng chí Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung cũng tham dự Hội nghị và có các cuộc tiếp xúc, làm việc, trao đổi với các đại biểu nhằm thúc đẩy, mở rộng hợp tác chuyên ngành giữa các đối tác Việt Nam và các doanh nghiệp Israel.

Với dung lượng thị trường có quy mô dân số khoảng 9,5 triệu người, trong thời gian qua, mỗi năm Israel nhập khẩu khoảng gần 180 triệu USD riêng cho các loại hàng hóa nông sản, thủy hải sản và lương thực thực phẩm chế biến từ Việt Nam, trong đó chủ yếu là các mặt hàng như thủy hải sản các loại (tôm đông lạnh, các ngừ đóng hộp, mực đông lạnh, cá tra…), hạt điều, cà phê, gạo, bánh kẹo, rau củ quả và trái cây sấy khô hoặc đóng hộp, lương thực thực phẩm chế biến (các loại đồ khô gồm bún, phở, bánh tráng cuốn, miến, bánh đa nem, phồng tôm, nước giải khát, thực phẩm đóng hộp)…, chiếm tỷ trọng khoảng gần 23% tổng kim ngạch xuất khẩu/năm của Việt Nam sang Israel.

Các mặt hàng này của Việt Nam về cơ bản đã có chỗ đứng ổn định tại thị trường và được người tiêu dùng Israel ưa chuộng, do giá cả cạnh tranh và chất lượng tốt. Nhiều doanh nghiệp Israel đã và đang tiếp tục quan tâm tới việc tìm nhà sản xuất, cung cấp các loại sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm hàng lương thực thực phẩm từ Việt Nam để giao dịch, ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa đưa vào Israel đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân ở sở tại.

Đại sứ và thương vụ làm việc với thị trưởng TP. Eilat

Nhân dịp này, Thương vụ tại Israel và đồng chí Đại sứ Lý Đức Trung đã có buổi làm việc với ông Eli Lankri, thị trưởng TP. Eilat, tại trụ sở Tòa thị chính Eilat. Tại cuộc gặp làm việc, hai bên đã tập trung trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và du lịch giữa các doanh nghiệp của vùng Eilat với các đối tác Việt Nam. Hai bên cũng nêu ra cơ hội hợp tác và khả năng kết nghĩa giữa thành phố Eilat của Israel và một số thành phố biển ở Việt Nam. Bên cạnh đó, phía ta cũng đặt vấn đề tìm hiểu kinh nghiệm của chính quyền vùng Eilat trong việc quy hoạch, xây dựng đô thị thành phố và kinh nghiệm xây dựng, thành lập, vận hành, quản lý hoạt động của khu thương mại tự do Eilat (Eilat Free Trade Zone)./.

Lê Thái Hòa - Thương vụ Việt Nam tại Israel
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Mỹ

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu